Cấm hay hạn chế nhập khẩu xăng dầu đều phải tính kỹ
3 tháng đầu năm, lượng xăng dầu NK chiếm trên 60% tổng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Ảnh: ST. |
Lo ngại tồn kho rất lớn
Theo PVN, hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu là một trong các lĩnh vực hoạt động quan trọng của PVN. Đối với hoạt động sản xuất, hàng năm, 2 nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất và Nghi Sơn sẽ cung cấp khoảng 70-80% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa.
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu của PVN đang gặp nhiều khó khăn. Trong quý I/2020, giá dầu thô và xăng dầu biến động giảm liên tiếp, gây áp lực rất lớn cho cả đơn vị sản xuất và đơn vị phân phối. Thêm vào đó, việc bùng phát của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam nói riêng, việc giảm thiểu các hoạt động du lịch, vận tải, tiêu dùng… đã tác động mạnh mẽ đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu. Theo tính toán, tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước quý I/2020 ước giảm khoảng 30% và dự kiến còn tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Chính vì vậy, các thương nhân đầu mối là khách hàng của hai NMLD đã có những động thái dừng, giãn, hủy nhận hàng khiến cho việc tồn kho các sản phẩm xăng dầu tại hai Nhà máy lọc hóa dầu (NMLD) Dung Quất và Nghi Sơn luôn ở mức cao, đặc biệt là mặt hàng xăng. Tại một số thời điểm, tồn kho xăng ở mức trên 90%, vượt xa mức cho phép.
PVN đánh giá các NMLD đang chịu áp lực rất lớn từ cả đầu vào (giảm giá hàng tồn kho dầu thô) lẫn đầu ra.
Trong khi đó, theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, tổng lượng NK xăng dầu các loại trong 3 tháng đầu năm nay là khoảng 1,85 triệu tấn. Nếu so sánh với tổng khối lượng xăng dầu sản xuất trong nước là khoảng 3 triệu tấn của 2 NMLD Nghi Sơn và NMLD Dung Quất, đáp ứng gần 100% nhu cầu xăng dầu nội địa thì lượng NK đã chiếm 61,67% tổng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Trong văn bản mới đây gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính, PVN đánh giá, lượng NK quá lớn thực sự đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước. Vì thế, PVN khẩn thiết kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét ban hành các cơ chế chính sách hạn chế tối đa/cấm NK các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 cũng như thị trường tiêu thụ xăng dầu nội địa đang rất khó khăn.
Xung quanh vấn đề này, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) nhận định, lượng xăng dầu trong nước tồn dư nhiều nên khi NK về gây lãng phí về tài chính và nguồn lực. Trong vài ba tháng tới, lượng xăng dầu vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nền kinh tế. Bởi vậy, nếu có NK nên bắt đầu vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 khi lượng xăng dầu trong nước vơi đi.
Cũng cho rằng đề xuất ngừng NK xăng dầu thời điểm này là hợp lý, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia phân tích, hiện nay, dịch Covid-19 chưa kết thúc, nhu cầu sử dụng dầu thô, xăng tinh chế cũng như các sản phẩm hóa dầu trong tháng tới được dự báo còn rất chậm. Bởi vậy, lượng xăng dầu và sản phẩm hóa dầu tồn đọng nhiều, trong khi công suất các kho tích trữ có hạn.
Đảm bảo hài hòa lợi ích
Trái ngược với quan điểm đồng thuận kiến nghị của PVN, chuyên gia năng lượng Nguyễn Thành Sơn bày tỏ quan điểm, giá dầu thế giới đang giảm rất mạnh nên tạm ngừng NK là thiệt cho người dân, cho Nhà nước. Thế giới đang bán dầu giá 30 USD/thùng, trong khi ở trong nước khai thác có mỏ 50 USD/thùng. Bởi vậy, hoàn toàn có thể NK xăng dầu về, còn nguồn dầu mỏ trong nước để dành.
Đáng chú ý, theo vị chuyên gia này, ở thời điểm hiện tại thay vì đề xuất ngừng NK xăng dầu lẽ ra Việt Nam phải khuyến khích nhập thật nhiều để dùng dần. Trữ lượng dầu mỏ trong nước rất thấp. Khi thị trường có cơ hội như vậy thì nên tranh thủ nhập nhằm trang trải nhu cầu năng lượng trong nước. “Đề xuất ngừng NK không đúng với tinh thần mở cửa nền kinh tế của Việt Nam, không đúng tinh thần vì lợi ích chung mà có nhóm lợi ích ở chỗ này”, chuyên gia Nguyễn Thành Sơn nhấn mạnh.
Đưa ra cái nhìn thận trọng hơn, theo PGS.TS Đỗ Đức Định, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông đặt ra câu hỏi, nếu NK xăng dầu mà kinh tế có lợi thì tại sao phải cấm? Còn nếu thiệt hại của các NMLD trong nước lớn hơn lợi ích của việc NK mang lại thì cần nghiên cứu tạm ngừng NK.
Ông Định bày tỏ quan điểm chưa thể nói ngay là có nên tạm ngừng NK xăng dầu hay không mà cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp, đại diện người tiêu dùng phải cùng trao đổi, đưa ra các số liệu, phân tích kỹ càng rồi mới ra quyết định, sao cho đảm bảo hài hòa nhất.
Riêng ở góc độ PVN bày tỏ lo ngại tiếp tục cho NK xăng dầu ở thời điểm tồn kho cao như hiện tại sẽ làm 2 NMLD Dung Quất và Nghi Sơn có nguy cơ đóng cửa, chuyên gia Nguyễn Thành Sơn thẳng thắn chỉ ra, trên thị trường chuyện DN phá sản, nhà máy đóng cửa là điều bình thường. DN có thể đóng cửa ở thời điểm khó khăn hiện tại song cũng có thể mở cửa hoạt động trở lại bình thường khi tình hình tốt lên. “Đó là điều ai cũng phải chấp nhận. Sự vận hành của thị trường phải như vậy chứ không thể vì lợi ích của một nhóm nhỏ được”, chuyên gia Nguyễn Thành Sơn nói.
Tại thời điểm ngày 30/3/2020, tồn kho các sản phẩm của 2 NMLD (trừ DO) đều vượt ngưỡng nguy cơ vượt giới hạn tồn trữ (tank top). Cụ thể, tồn kho dầu thô tại NMLD Dung Quất và Nghi Sơn lần lượt là 384,256 m3 và 533,500 m3 với tỷ lệ tồn kho lần lượt là 76% và 64%; tồn kho xăng tại NLMD Dung Quất là 138,242 m3, chiếm tỷ lệ 87%, tại NMLD Nghi Sơn là 167,520 m3, chiếm tỷ lệ 81%. |
Tin liên quan
Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo đẩy mạnh công tác điều động, luân chuyển cán bộ
14:16 | 31/07/2023 Tài chính
Buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển chưa “hạ nhiệt"
06:07 | 30/07/2023 An ninh XNK
Bộ Tài chính tiếp tục đề nghị chưa giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô
20:39 | 31/05/2023 Tài chính
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics