Đổi mới cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ ngành Tài chính
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh TL. |
Chi hơn 46 nghìn tỷ đồng trong 4 năm
Tại Hội thảo khoa học Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 trong lĩnh vực tài chính, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, trong giai đoạn 2016-2019, mặc dù điều kiện ngân sách nhà nước (NSNN) còn gặp nhiều khó khăn, nhưng bố trí chi NSNN cho phát triển hoạt động khoa học công nghệ luôn ưu tiên bố trí năm sau tăng cao hơn so với năm trước.
Theo đó, tổng dự toán chi NSNN sự nghiệp khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2019 đã được Quốc hội thông qua tại các Nghị quyết về phân bổ ngân sách hàng năm là 46.729 tỷ đồng. Nhìn chung các cơ chế, chính sách tài chính nhằm triển khai Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 đã được từng bước đổi mới, hoàn thiện. Nguồn lực tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ đã được bố trí tăng dần trong những năm gần đây, theo đó trong năm 2019, tổng chi sự nghiệp cho khoa học và công nghệ đạt 12.825 tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với năm 2016.
Theo bà Lê Thị Thuỳ Vân, Trưởng Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, triển khai thực hiện Luật Khoa học và công nghệ và Chiến lược khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2020, thời gian qua, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản chính sách cụ thể nhằm hoàn thiện và đồng bộ hoá thể chế, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành Tài chính được hiệu quả.
Toàn ngành đã xây dựng quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ ngành Tài chính đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ đảm bảo hoạt động có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã ban hành các Quyết định thành lập và kiện toàn Hội đồng khoa học và công nghệ ngành Tài chính nhằm tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chiến lược, kế hoạch nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ trung, dài hạn và hàng năm của Bộ Tài chính, làm cơ sở để tư vấn tuyển chọn, giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Đại diện Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho rằng, thông qua các nghiên cứu về chính sách tài chính quốc gia, hoạt động nghiên cứu khoa học ngành Tài chính đã có những đóng góp đáng kể vào công tác hoạch định chính sách tài chính. Nhiều kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn quản lý tài chính, góp phần sửa đổi những chính sách không còn phù hợp, xây dựng hệ thống quan điểm mới, đưa ra nhiều kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chế độ, chính sách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính.
Cùng với đó, tính gắn kết giữa công tác nghiên cứu khoa học với công tác tham mưu, tư vấn chính sách đã được thực hiện thường xuyên, phục vụ có hiệu quả công tác điều hành chính sách của Bộ. Do vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành Tài chính đã kịp thời cung cấp các luận cứ khoa học, đánh giá tình hình kinh tế - tài chính trong nước và quốc tế; nghiên cứu phân tích, đánh giá và đề xuất đối sách ứng phó với những biến động kinh tế bất thường.
“Các chính sách đã tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính để hướng nguồn lực xã hội vào các ngành, các lĩnh vực, các vùng có lợi thế so sánh, có tiềm năng tăng giá trị gia tăng. Đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp nông thôn; khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư, kinh doanh ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa”, bà Lê Thị Thuỳ Vân nhận định.
Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm
Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, mặc dù các chính sách nhằm triển khai Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 đã được từng bước thể chế hóa trong các ngành, lĩnh vực; khoa học và công nghệ cũng đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng thực tế triển khai vẫn có một số vấn đề đặt ra.
Đó là trình độ phát triển khoa học và công nghệ còn thấp so với các nước trong khu vực; số lượng tổ chức khoa học và công nghệ nhiều nhưng quy mô còn nhỏ, hoạt động chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn chưa có tầm nhìn dài hạn trong phát triển khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, việc đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập còn chậm, cơ cấu chi cho phát triển khoa học và công nghệ trong các tổ chức khoa học và công nghệ còn chưa hợp lý, tỷ lệ chi thường xuyên còn cao. Cùng với đó, hoạt động của các Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia chưa phát huy được vai trò thu hút đầu tư từ khu vực xã hội cho phát triển khoa học và công nghệ.
Để thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Tài chính một cách hiệu quả, theo PGS.TS Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, cần thiết phải đổi mới cơ chế huy động và sử dụng NSNN phát triển khoa học và công nghệ.
Cụ thể, NSNN đầu tư cho khoa học và công nghệ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm được xác định trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách và những lĩnh vực công ích do Nhà nước quy định. Tăng cường đầu tư NSNN cho việc xây dựng một số tổ chức nghiên cứu và phát triển đạt trình độ hiện đại, tiên tiến, nhất là các tổ chức khoa học và công nghệ đầu ngành có tiềm năng để thúc đẩy quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.
Đồng thời phải xây dựng cơ chế gắn kết giữa nguồn kinh phí NSNN dành cho nghiên cứu khoa học và công nghệ với nguồn kinh phí để ứng dụng, sản xuất, thương mại hóa sản phẩm. Ưu tiên cho nghiên cứu ứng dụng, phục vụ nâng cao năng suất chất lượng, tăng hiệu quả và cạnh tranh.
Cũng theo bà Lê Thị Thuý Vân, ngành Tài chính phải tập trung phát triển hạ tầng thông tin và thống kê khoa học và công nghệ hiện đại trong lĩnh vực tài chính. Nhất là gắn kết hiệu quả hạ tầng thông tin và thống kê khoa học và công nghệ quốc gia với xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ trong ngành Tài chính.
Tin liên quan
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Tài chính có một năm bội thu ngân sách, hoàn thành xuất sắc công tác thu - chi
23:54 | 31/12/2024 Tài chính
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
16:44 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn
15:46 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?
15:16 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai thực hiện quy định về đăng ký thuế
10:52 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
10:40 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
09:34 | 05/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp
11:09 | 31/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%
15:35 | 26/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics