Cách nào cân bằng giữa lợi nhuận và mục tiêu chuyển đổi xanh?
![]() | Chuyển đổi xanh để “tự cứu lấy chính mình” |
![]() | Toyota Việt Nam đồng hành cùng Chương trình “Một tỷ cây xanh – Vì Việt Nam xanh” |
![]() | Thách thức lớn chuyển đổi số nông nghiệp là thay đổi nhận thức |
![]() |
Khách nước ngoài trải nghiệm sản phẩm du lịch xanh tại Quảng Nam. Ảnh: ST |
Tạo lực đẩy từ thị trường
Môi trường đang ngày càng trở thành mối quan tâm lớn của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy các DN sản xuất các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, bài toán lợi nhuận trong giai đoạn chuyển đổi là một thách thức lớn đối với các DN khi hàng loạt chi phí tăng lên. Để hỗ trợ điều này, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy tiêu dùng xanh nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Trong đó có chương trình gắn nhãn sinh thái cho các sản phẩm. Đến nay, trong hệ thống chứng nhận sản phẩm xanh trong nước đã có nhiều chủng loại như thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, đèn chiếu sáng, ô tô và nhiều mặt hàng khác.
TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện phát triển thương hiệu và cạnh tranh: Việc chuyển đổi từ nâu sang xanh là một quá trình đầy thách thức và yếu tố xanh, tuần hoàn phải được gắn với định vị chiến lược và tầm nhìn của DN. Theo đó, DN cần tập trung và những việc có thể tạo ra tiền và dùng tiền đó để tiếp tục đầu tư. Để làm được điều này thì phải gắn yếu tố xanh và bền vững với thị trường, đối tác, khách hàng và sản phẩm vì các yếu tố này tạo ra doanh thu. Cùng với đó là xây dựng thương hiệu xanh. Chỉ cần một thay đổi nhỏ để sản xuất kinh doanh, quản trị, tương tác với đối tác, thị trường một cách “xanh” thì giá trị thương hiệu, hình ảnh của DN sẽ được tăng thêm. PGS.TS Võ Hồng Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TPHCM: Lâu nay, Việt Nam đang tận dụng vốn tự nhiên rất lớn, như đất, nước… nhưng khi xuất khẩu sản phẩm thì nhiều giá trị tự nhiên đó không được tính vảo sản phẩm mà chỉ được coi là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Nhưng nhìn vào kinh tế tuần hoàn thì cần phải bảo tồn, bảo vệ được nguồn đất, nguồn nước và các phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng phải tạo ra giá trị hoặc sản phẩm đạt được chất lượng cao hơn. Ngoài ra, cần lồng ghép những mô hình kinh doanh xanh vào chính sách phát triển của Nhà nước, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách về chuyển đổi số… Khi đó các chính sách của địa phương, các chương trình triển khai của địa phương cũng có thể hỗ trợ cho DN cùng làm, vì giá trị đó của DN là giá trị xã hội. Ví dụ, việc lồng ghép vào nông nghiệp vấn đề về ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính thì có thể bán được các giá trị về lưu giữ cacbon. Hiện một số DN như Công ty Lộc Trời và một số DN liên quan tới trồng rừng đã làm được việc này, vì họ không chỉ khai thác nông, lâm sản mà còn bán giá trị về cacbon. Đó là những cơ hội kinh doanh mới mà kinh tế tuần hoàn có thể đem lại. |
Theo quy định, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có nhãn xanh sẽ được nhận nhiều ưu đãi về vốn, thuế, phí, hỗ trợ về đất đai… Các ưu đãi này sẽ kích thích DN tích cực sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường để đạt tiêu chí được dán nhãn xanh. PGS. TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế nhìn nhận việc chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh là một quá trình rất khó khăn do phải thoát khỏi nền tảng nâu quá nặng nề. “Để làm được điều này chắc chắn sẽ cần có sự ủng hộ của Nhà nước, đặc biệt là hỗ trợ về thể chế” – ông Thiên nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Thiên, cần mở vấn đề này rộng hơn, ngoài các hỗ trợ về tài chính như thuế, lãi suất, cần xem xét thêm khía cạnh thị trường thì mới đẩy nhanh được chuyển đổi xanh. Theo đó, Nhà nước cũng có thể hỗ trợ bằng cách cam kết làm người mua các sản phẩm dán nhãn xanh để thúc đẩy các nhà sản xuất sản phẩm xanh. Theo ông Thiên, đây là giải pháp rất ý nghĩa và có sức khuyến khích cao đối với DN, nhà sản xuất. Bên cạnh đó, người tiêu dùng các sản phẩm có dãn nhãn xanh cũng cần được khuyến khích và đây cũng là lợi ích của người sản xuất khi tiêu thụ được sản phẩm. Khi đó, lợi ích của DN là rất rõ chứ không phải chỉ có lợi ích đầu vào.
“Lợi ích của kinh tế xanh là lợi ích phát triển chứ không phải lợi ích đo bằng tiền của DN. Nên cần xem xét cách tiếp cận ưu đãi cho thị trường. Cần có luật mua sắm xanh để thị trường được hưởng lợi, qua đó kích thích người sản xuất” – ông Thiên gợi ý.
Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu thêm về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho ngân hàng trong việc hỗ trợ tài chính cho sản xuất xanh. Theo đó, nếu việc cho vay kinh tế xanh gặp khó khăn thì Nhà nước có thể hỗ trợ thêm về cơ chế, giúp hệ thống tài chính đảm bảo DN sản xuất sản phẩm xanh có thể nhận được những lợi ích tài chính thực sự. Qua đó thúc đẩy kinh tế xanh về tiêu dùng rõ rệt hơn.
Cân đối nguồn lực
Quảng Nam là một trong những địa phương đang định hướng phát triển du lịch bền vững. Ông Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng Nam đánh giá, du lịch có thể dẫn dắt tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn bởi tại đây có sự tổng hợp của nhiều ngành khác. “Dù khách sạn có xanh nhưng chiếc xe không xanh, lối sống người dân không xanh thì điểm đến cũng chưa thể xanh được. Nên cần có sự đồng bộ” – ông Thanh cho biết.
Theo ông Thanh, Quảng Nam nói riêng cũng như Việt Nam nói chung có nguồn lực và cơ hội để tạo ra thị trường du lịch xanh, du lịch tuần hoàn. Thị trường cũng có nhu cầu về du lịch xanh và đang trở thành xu hướng chung của nhiều nước. Tuy nhiên, để tạo được sự đồng bộ, đồng hành của toàn xã hội là điều rất khó. Vì văn hóa con người về lối sống xanh rất khó thay đổi. Ông Thanh chỉ ra rằng: “Nhiều người chỉ nghĩ tới cái lợi trước mắt hơn là lâu dài, khi phân tích cụ thể thì họ hiểu, nhưng họ có hành động hay không lại là vấn đề khác. Do đó cần phải cân bằng nguồn lực và phân phối nguồn lực phù hợp để vừa được trước mắt, vừa được lâu dài”.
Trong lĩnh vực bất động sản, ông Võ Văn Khang, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cũng nhìn nhận sống xanh không chỉ là một trào lưu mà chính là nhu cầu thật sự, đặc biệt là sau đợt dịch Covid-19 vừa rồi. Thị trường này có khách hàng và phân khúc riêng của mình. Nhận thấy xu hướng đó, Hưng Thịnh đã đưa các sản phẩm hướng tới cuộc sống xanh, thân thiện với môi trường, phát triển bền vững là một trong những tiêu chí được tập trung phát triển trong thời gian qua.
Theo đó, các dự án của Hưng Thịnh có môi trường cảnh quan gần với thiên nhiên. Trong 2 năm qua, DN này tìm kiếm rất nhiều công ty có năng lực triển khai cảnh quan chất lượng cao, giá thành rẻ để thực hiện M&A hoặc ký kết hợp tác chiến lược nhằm đảm bảo cả về chất lượng và chi phí. Bên cạnh đó, các tiêu chí về tiết kiệm năng lượng, rác thải, sử dụng ánh sáng tự nhiên, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, đối lưu không khí… cũng được tính tới trong quá trình thiết kế và xây dựng.
Tin liên quan

Doanh nghiệp nội giữ chân khách hàng bằng sản phẩm xanh
21:26 | 22/05/2025 Nhịp sống thị trường

Trang bị kiến thức về thương mại điện tử cho doanh nghiệp Cà Mau
14:47 | 22/05/2025 Thương mại điện tử

Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6
20:49 | 21/05/2025 Xu hướng

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt
15:32 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 5, ngành hàng không đón hơn 10 triệu khách
15:05 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản công nghiệp kỳ vọng "đòn bẩy" sáp nhập tỉnh
08:56 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

"Doanh nghiệp Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đầu tư vào đô thị thông minh tại Việt Nam"
16:26 | 22/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xăng RON95-III giảm 62 đồng/lít
16:22 | 22/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhiều địa phương mở đợt tấn công truy quét buôn lậu theo chỉ đạo của Thủ tướng
20:44 | 21/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Samsung khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2025 tại miền Trung
15:06 | 21/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Viettel đấu giá thành công quyền sử dụng tần số “đặc biệt” cho mạng 4G và 5G
14:00 | 21/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Trao giải cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin"
20:16 | 20/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Những "cú hích đặc biệt" thúc đẩy đô thị thông minh tại Việt Nam
18:10 | 20/05/2025 Nhịp sống thị trường

Dễ dàng mua nhà ở xã hội – Trả góp chỉ 200.000 đồng/ngày cùng HDBank
16:05 | 20/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Áp giá trần với nhà ở xã hội, nên hay không?
16:41 | 19/05/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel AI trình làng công nghệ kiểm chứng sự thật tại hội nghị AI hàng đầu thế giới
16:34 | 19/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan giải mã bí ẩn trong những chiếc va ly ở cửa khẩu Lào Cai

Hải quan khu vực III triển khai tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

Khởi tố vụ án trốn thuế trong kinh doanh thương mại điện tử tại TP Vũng Tàu

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

Từ 1/7/2025: Sử dụng số định danh cá nhân thay thế mã số thuế trong nhiều giao dịch

Chi cục Thuế khu vực I đồng loạt ra quân hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh

Ngành Hải quan đào tạo về chuyển đổi số

Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng thu ngân sách trên đà tăng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi làm việc với Hải quan khu vực III

Chi cục Hải quan khu vực XVIII chủ động hỗ trợ doanh nghiệp

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

Nhập khẩu hàng hóa tăng hơn 23 tỷ USD

Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường

Việt Nam nhập hơn 1 triệu tấn điều trong 4 tháng

Trái cây mùa vụ thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang Thái Lan

Nhiều mặt hàng chủ lực tăng mạnh, xuất khẩu có thêm 18,5 tỷ USD

Hải quan giải mã bí ẩn trong những chiếc va ly ở cửa khẩu Lào Cai

Hải quan khu vực III triển khai tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Khởi tố vụ án trốn thuế trong kinh doanh thương mại điện tử tại TP Vũng Tàu

Lĩnh vực "nóng" y tế triển khai cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả

Hải quan - Biên phòng Cẩm Phả phối hợp triển khai đợt cao điểm ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Móng Cái bắt giữ, xử lý 31 vụ hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc

Chính sách thuế khi cung cấp điện cho các nhà thầu xây dựng tại khu công nghiệp

Chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Hoàn thuế nộp thừa với mặt hàng ngô hạt và khô dầu đậu tương

Nhiều rủi ro khi một doanh nghiệp lại có hai hệ thống sổ sách kế toán
