Các vết nứt xuất hiện trong quan điểm của EU về vấn đề nước Nga
Sự đồng thuận đó đã được khởi xướng bởi Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel khi thuyết phục các thành viên trong chính phủ nước này (những người vốn thân với nước Nga) và các quốc gia khác vẫn còn hoài nghi về vấn đề này tại EU như Slovakia, Hungary, Ý để mở rộng của các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính chống lại Moscow.
Một thỏa thuận nhằm gia hạn thêm 6 tháng cho các biện pháp trừng phạt này nhiều khả năng sẽ được tính toán. Nhưng điều đó không thể che giấu được một thực tế là “tâm lý” của Berlin đang dịch chuyển. Và với sự thay đổi đó, các vết nứt đầu tiên đã thực sự xuất hiện trong sự đồng thuận của châu Âu về cách đối phó với chính phủ của Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin.
Cùng với đó là những sự thất vọng với chính quyền của Ukraine và cuộc đấu tranh để thực hiện thỏa thuận hòa bình Minsk thông qua một đạo luật cho phép các cuộc bầu cử sẽ diễn ra ngay ở phía đông tranh chấp.
Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo của Đức và châu Âu đã nảy sinh nhiều bất đồng với những câu hỏi kiểu như liệu châu Âu có đủ khả năng để cùng lúc đối phó với các mối đe dọa lớn như Anh rời khỏi EU, các cuộc tấn công từ Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và khủng hoảng người di cư.
Ông Ulrich Speck, một thành viên cao cấp của Học viện Transatlantic ở Washington cho biết: “Tất cả đều đang mệt mỏi trong cuộc đối đầu với Nga. Không quốc gia nào muốn gia tăng căng thẳng như vậy, trong khi chính quyền Ukraine cũng không có những động thái cải cách tích cực. Ngoài ra, chúng ta chỉ nên làm điều đó khi phải đối mặt với IS, còn chính quyền của Putin thì không như vậy. Và sự đối đầu này sẽ có nguy cơ ngày càng gia tăng nếu EU áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn".
Chia rẽ trong nội bộ
Trong những tuần qua vừa qua, sự chia rẽ trong nội bộ của Đức về vấn đề nước Nga đã thể hiện một cách rõ rệt khi Ngoại trưởng Đức, ông Frank-Walter Steinmeier đã kêu gọi một cách tiếp cận hòa giải hơn đối với Nga và từng bước nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Rõ ràng, ông Steinmeier đang có quan điểm trái ngược với bà Merkel, khi bà Merkel luôn thể hiện lập trường cứng rắn của Đức về vấn đề nước Nga, đó là việc trừng phạt sẽ không có thay đổi đáng kể nào cả.
Một điều chắc chắn là chính trị của Đức đang đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc tranh luận về vấn đề nước Nga. Bản thân ông Steinmeier cũng đang chịu sức ép lớn từ nhà lãnh đạo đảng SPD, ông Sigmar Gabriel trong nhiều tháng qua khi ông này đã thể hiện những động thái mềm mỏng hơn với nước Nga.
Những chuyến thăm mang tính biểu tượng
Cuối tháng này, ông Gabriel sẽ lên kế hoạch đến thăm Nga để gặp gỡ với Tổng thống Putin tại nhà riêng của ông ở ngoại ô Moscow.
Ngày 27-6, Thủ tướng mới của Ukraine, ông Volodymyr Groysman được cho là sẽ có chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới Berlin để hội đàm với Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel.
Nhiều ý kiến cho rằng, Đức đều không muốn mất hai đối tác quan trọng này và nhiều khả năng các quốc gia sẽ đàm phán nhằm tháo gỡ dần các biện pháp trừng phạt.
Trong khi đó, Thủ tướng Ý, ông Matteo Renzi và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jean-Claude Juncker đã tham dự Diễn đàn kinh tế quốc tế có quy lớn ở Nga tổ chức tại St. Petersburg trong tuần trước .
Trên một phương diện khác, Slovakia - một trong những quốc gia đang có nhiều hoài nghi nhất về việc có nên tiếp tục áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Nga hay không, sẽ tiếp quản chức chủ tịch EU trong tháng 7 tới đây.
Tin liên quan
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK