Các doanh nghiệp mới chỉ lưu tâm đến những vấn đề ngắn hạn trong CPTPP
Hội thảo “Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: Yêu cầu hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam”. |
Sáng 19/2, tại Hà Nội, với sự hỗ trợ của Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Thực hiện hiệu quả Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): Yêu cầu hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam”.
Trình bày về nghiên cứu, theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM, trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tục mở rộng cả về quy mô, thị trường và mặt hàng. Đặc biệt, Hiệp định CPTPP ít nhiều đã có đóng góp tích cực vào hoạt động thương mại của Việt Nam. Với khối nước trong CPTPP, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam chiếm gần 30,2% giai đoạn 2007-2008 nhưng giảm dần xuống 23% giai đoạn 2009-2010 và 18% giai đoạn 2011-2018.
Trong năm 2019 – năm đầu tiên thực hiện CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 6 nước thành viên đã phê chuẩn CPTPP đạt 34,4 tỷ USD, tăng 8,3%, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 30,1 tỷ USD, chỉ tăng 1%.
Tuy nhiên, CPTPP mới bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019 nên tỷ lệ tận dụng các ưu đãi chưa cao ở một số mặt hàng, thị trường nên còn nhiều dư địa để cải thiện, nhưng khó tách rời với việc khai thác các FTA khác.
Hơn nữa, các đại biểu tại hội thảo nhận định, so với các nước tham gia vào CPTPP, Việt Nam vẫn còn một khoảng cách về chất lượng thể chế kinh tế, thể hiện ở cả xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới, xếp hạng chỉ số quản trị toàn cầu, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục cải thiện thông qua nỗ lực tự thân và tận dụng hỗ trợ kỹ thuật của đối tác.
Liên quan đến các doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Dương cho hay, các doanh nghiệp Việt Nam ít nhiều đã có sự quan tâm, tìm hiểu về CPTPP, tuy nhiên mới chỉ lưu tâm đến những vấn đề ngắn hạn, như chỉ hiểu về thuế quan và cắt giảm thuế quan mà chưa hiểu đầy đủ và có hệ thống về các khía cạnh khác như quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật… và thiếu các thông tin về mạng lưới nhà cung cấp trong ngoài nước nên gặp nhiều khó khăn để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Không những vậy, các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng vào năng lực khoa học công nghệ, dẫn đến tỷ lệ sử dụng công nghệ cao, đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, cải tiến công nghệ còn rất thấp.
Do đó, để giúp các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả CPTPP, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, một mặt, các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy tắc của Hiệp định, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuậ cao cũng như cải thiện khả năng cạnh tranh, hài hòa việc thực hiện CPTPP với các tuyến hội nhập khác.
Ngoài ra, tác động với doanh nghiệp sẽ tích cực hơn nếu Chính phủ củng cố hơn nữa trong việc đồng thuận xã hội về tiến trình và các biện pháp cải cách, cân bằng các mục tiêu chính sách, tạo dựng thêm không gian chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp.
Cũng về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng một yếu tố rất quan trọng để tạo bước tiến trong hoàn thiện thể chế, nâng cao sức cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp đó là các bộ, ngành phải công khai, minh bạch… Nếu thực đầy đủ các cam kết công khai minh bạch chúng ta sẽ có bước tiến đáng kể và sẽ tiết kiệm được khá nhiều nguồn vốn.
Đồng quan điểm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trần Thị Hồng Minh cho rằng, các cơ quan nghiên cứu và quản lý cần tập trung vào việc phân tích những tác động, những cơ hội, thách thức mà CPTPP mang lại cũng như sự chuẩn bị của cộng đồng doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo thuân lợi cho các cơ quan của Chính phủ thiết lập cơ chế chính sách đúng đối tượng, trúng mục tiêu, góp phần thực hiện tốt những nội dung chúng ta đã ký kết tại CPTPP.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
09:09 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
08:54 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics