BOT giao thông: Không giải quyết dứt điểm khó hút vốn đầu tư
Vì sao BOT giao thông trở thành “điểm nóng”?
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, nhằm xử lý một số bất cập tại dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với các địa phương, nhà đầu tư để giảm giá cho các trạm BOT trên toàn quốc. Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã miễn, giảm giá tại 51/55 trạm BOT theo 2 hình thức giảm giá cho toàn bộ phương tiện qua trạm và giảm 50-100% phí cho người dân, hộ gia đình, doanh nghiệp đi lại nhiều ở khu vực quanh trạm.
Tuy nhiên, tình hình mất an ninh trật tự tại các trạm thu giá có chiều hướng phức tạp, không bảo đảm trật tự an toàn giao thông, gây ùn tắc, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người tham gia giao thông. Từ một số trạm BOT như Cai Lậy, Trảng Bom – Biên Hòa, Sóc Trăng, tình trạng phản đối của các tài xế đã lan rộng ra nhiều trạm thu phí khác như Trạm Cần Thơ - Phụng Hiệp, trạm Sông Phan - tỉnh Bình Thuận, trạm phía Bắc tỉnh Khánh Hoà, Trạm Ninh An, Trạm Cam Thịnh...
Nguyên nhân, theo Bộ Giao thông vận tải, là do việc đưa các trạm thu phí vào hoạt động dẫn đến các phương tiện đang được sử dụng đường miễn phí phải trả phí, người sử dụng có tâm lý phản đối việc thu phí. Hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hình thức đầu tư này chưa hoàn thiện, chưa phù hợp thực tế; quá trình xây dựng văn bản pháp luật điều chỉnh hình thức BOT, đặc biệt chính sách phí chưa lường hết được các tác động đối với người sử dụng đường.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn vị trí đặt trạm và chính sách phí tại một số dự án còn bất cập. Đối với các quốc lộ, chỉ áp dụng được hình thức thu phí lượt và hình thức này có hạn chế là chỉ đáp ứng được tính công bằng một cách tương đối (người dân ở gần trạm thu phí đi quãng đường ngắn nhưng vẫn phải trả phí trong khi đó những người đi quãng đường dài 40 - 50 km ở khoảng giữa hai trạm thu phí thì vẫn không phải trả phí). Đồng thời, chất lượng phục vụ dịch vụ đường của nhà đầu tư còn hạn chế, để hư hỏng, xuống cấp không kịp thời sửa chữa.
Giảm niềm tin của các nhà đầu tư
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về các vấn đề tại trạm BOT giao thông trên cả nước hiện nay, TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông cho biết, việc làm rõ, công khai các khoản “đầu vào” – “đầu ra” của các dự án BOT là điều cần thiết. Bởi có công khai thời gian thu vốn, công khai vốn đầu tư người dân mới “hài lòng” với mức phí mà họ phải đóng, đồng thời, việc kêu gọi vốn của các nhà đầu tư đối với các dự án BOT khác mới dễ dàng.
“Sẽ không có nhà đầu tư nào chịu bỏ vốn hàng tỷ đồng vào một dự án mà gặp nhiều vấn đề về thời gian thu vốn cũng như phương thức thu vốn cả”, ông Thủy nhấn mạnh.
Phân tích thêm về các thiệt hại khi để các điểm nóng BOT kéo dài, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) khẳng định chủ trương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức BOT đã làm thay đổi diện mạo giao thông đất nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Và cần tiếp tục thực hiện hình thức này để huy động được nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước.
“Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng căng thẳng tại các trạm BOT, miễn giảm giá phí không đúng lộ trình thu khiến các nhà đầu tư phải chịu lỗ thì việc kêu gọi vốn cho các dự án BOT, đặc biệt là dự án cao tốc Bắc – Nam sắp tới sẽ rất khó khăn. Vì vậy, vấn đề ở đây là phải đưa ra phương án giải quyết làm sao để vừa đảm bảo được cam kết, không phá vỡ phương án tài chính, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, giữ uy tín với nhà đầu tư trong nước và quốc tế để tiếp tục thu hút nguồn lực xã hội, phục vụ phát triển đất nước vừa giải quyết được các bức xúc của người dân”, ông Đào cho biết.
Về phương án tối ưu cho các dự án BOT giao thông sắp tới, GS.TS Đặng Đình Đào đề xuất, đối với các dự án giao thông có nhiều luồng ý kiến, các cơ quan chức năng có thể tổ chức đấu thầu qua mạng, lấy ý kiến rộng rãi của người dân cũng như các bộ, ngành có liên quan. Cần nhìn nhận tình hình xảy ra tại các trạm thu phí BOT vừa qua không chỉ là sự cò kè mức giá thu phí mà chính là những xung đột từ lợi ích kinh tế, có nguy cơ nảy sinh các vấn đề xã hội lớn hơn.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics