Bộ trưởng Bộ Tài chính: Không thiên vị cho ngành Thuế, Hải quan trong phân bổ dự toán ngân sách
Cấp thiết nhu cầu vốn cho các dự án của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan | |
“Trái ngọt” thu ngân sách của ngành Hải quan | |
Ngành Hải quan hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ năm 2022 |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình về ý kiến các đại biểu tại Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Tình hình cấp bách, đòi hỏi phải có phản ứng kịp thời
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV, ngày 9/1, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan; việc chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022.
Theo đó, đa số ý kiến nhất trí với phương án mà Chính phủ đưa ra để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, sử dụng hiệu quả ngân sách và đảm bảo các thủ tục để quyết toán ngân sách.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, việc điều chỉnh và bổ sung này là cần thiết để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện tại phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị Chính phủ nghiêm túc rút kinh nghiệm để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý ngân sách nhà nước, nhất là các lĩnh vực thuộc về quản lý đối với các lĩnh vực cơ chế đặc thù, quản lý các nguồn vốn vay và viện trợ để đảm bảo các quy định về quản lý ngân sách về chuyển nguồn.
Trong đó, về điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị Chính phủ quan tâm nghiên cứu nguyên nhân có những địa phương vay dư vốn, phải trả lại, còn có những địa phương vay thiếu vốn. Đại biểu cho rằng, cần phân tích nguyên nhân lập dự toán không chuẩn để có thể rút kinh nghiệm, đưa ra giải pháp khả thi, hữu hiệu cho tình trạng đầu tư cho vay, vay lại, trả lại vốn của các địa phương.
Trước những ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có ý kiến giải trình, làm rõ một số nội dung.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Quochoi.vn |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về vấn đề bổ sung vốn viện trợ nước ngoài chưa có trong dự toán, đây là những khoản viện trợ không có dự toán trước do các tổ chức nước ngoài tài trợ khi có những vấn đề nổi lên, thường là bất thường và nhỏ lẻ. Vì vậy, điều này dẫn đến bị động trong việc lập dự toán, phải căn cứ trên báo cáo của các bộ, ngành để thực hiện lập dự toán.
Bộ trưởng cho biết, trong năm 2021, 2022 vừa qua, nguồn này chủ yếu là tài trợ, ủng hộ cho việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Nhiều tổ chức nhập trực tiếp vắc xin, kit test, thiết bị y tế cho các địa phương… Khi đó, tình hình hết sức cấp bách, đòi hỏi phải có phản ứng nhanh chóng, kịp thời, nên vì lợi ích nhân dân, để đảm bảo quyền lợi, sức khỏe, tính mạng của nhân dân, có lúc đã phải thực hiện từ trước, để sau đó hoàn thiện thủ tục sau, đáp ứng yêu cầu thực tế.
Bộ trưởng lấy ví dụ, theo quy định, để hàng hóa được thông quan, đặc biệt là các mặt hàng thiết bị y tế, phải có đầy đủ thủ tục, chứng từ. Vào thời điểm đó, dịch đang bùng phát mạnh tại TPHCM, trong khi Cục Hải quan TPHCM không cho phép hàng hóa thông quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đích thân nhận trách nhiệm, yêu cầu Cục Hải quan TPHCM cho phép hàng hóa thông quan. Sau đó, số hàng hóa này đã được bổ sung đầy đủ thủ tục, chứng từ.
Về vấn đề điều chỉnh dự toán, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, nếu đưa sang năm 2023 thì sẽ ảnh hưởng bội chi. Vừa qua, một số địa phương triển khai không hết xin trả lại, cũng có tỉnh triển khai hết nhưng lại còn khối lượng muốn giải ngân nên muốn xin thêm để triển khai. Bộ Tài chính đã tổng hợp dữ liệu từ các tỉnh để đề xuất có sự điều chỉnh phù hợp, trình Quốc hội xem xét, quyết định để đảm bảo sự phát triển cân bằng, bền vững của các tỉnh, địa phương trên cả nước.
Đảm bảo cơ sở vật chất cho ngành Thuế, Hải quan
Đối với nội dung điều chỉnh dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ tiết kiệm chi thường xuyên đưa vào chi đầu tư là định hướng tốt, phù hợp với bản chất quản lý, điều hành.
Về ý kiến việc phân bổ dự toán có sự ưu ái đối với ngành Hải quan, ngành Thuế hay không, Bộ trưởng cho biết, chế độ đặc thù của các bộ, ban ngành sẽ thay đổi theo chính sách tiền lương mới, nên việc điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan không phải là sự thiên vị.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ của ngành là cơ quan điều hành chính sách tài khóa, tập trung tham mưu cho Chính phủ thực hiện quản lý thu ngân sách tốt nhất, một mặt đảm bảo chi thường xuyên, đồng thời hàng năm có kinh phí chuyển cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phân bổ đầu tư công… vì thế, ngành Tài chính luôn nỗ lực, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, nên năm 2022, ngành Tài chính đã điều hành vượt thu gần 400.000 tỷ đồng, giúp lần đầu tiên nước ta có bội thu ngân sách.
Trả lời về nguyên nhân số vốn này không được phân bổ ngay từ đầu năm, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay, việc bố trí vốn đầu tư là nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhu cầu đầu tư luôn rất lớn trong khi nguồn vốn hạn chế. Bộ trưởng dẫn ví dụ dự án trọng điểm là sân bay quốc tế Long Thành, khi hoàn thành phải có trụ sở hải quan để quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng lúc đầu không được bố trí vốn đầu tư công để xây trụ sở, sau đó Bộ Tài chính đã có ý kiến và Thủ tướng đã chỉ đạo bố trí vốn bổ sung.
Bộ trưởng còn nêu thực tế, nhiều tỉnh có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, muốn kiểm soát phải có cơ quan hải quan, nên phải có vốn đầu tư để xây dựng trụ sở. Đơn cử như tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, các tỉnh này đã chủ động đầu tư trụ sở, cơ quan hải quan, đồng thời bố trí máy móc thiết bị, nhân lực, qua đó năm nay các tỉnh đều có tăng thu ngân sách từ việc kiểm soát tốt hàng hóa xuất nhập khẩu.
Từ những vấn đề trên, Bộ trưởng Bô Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, Bộ chú trọng đảm bảo cơ sở vật chất để hiện đại hóa, đảm bảo ngành Thuế, ngành Hải quan điều hành, quản lý ngân sách tốt nhất. Với những cơ sở vật chất thừa, không sử dụng đến, hai N gành này sẽ trả về địa phương để bố trí cho các cơ quan hành chính của địa phương.
Tin liên quan
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics