Bộ trưởng Bộ Tài chính: Kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020 sang năm 2021
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Đã bổ sung quy hoạch để đảm bảo nhu cầu điện | |
Giá gạo Việt Nam xuất khẩu lên mức cao nhất trong 8 năm | |
Hải quan Lao Bảo khởi tố vụ vận chuyển trái phép hơn 57 tấn gạo |
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng giải trình trước Quốc hội chiều 15/6. |
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh): Định mức phân bổ ngân sách cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn bất cập, chưa phù hợp với các địa phương.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Chúng tôi đã phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá hệ thống định mức phân bổ chi ngân sách thường xuyên theo Quyết định số 46, chuẩn bị xây dựng để áp dụng hệ thống định mức phân bổ chi ngân sách thường xuyên cho giai đoạn tới, đảm bảo phù hợp với thực tiễn, công bằng, minh bạch, hiệu quả.
Tuy nhiên, trước tình hình kinh tế, cân đối thu, chi ngân sách còn có nhiều biến động lớn như hiện nay, nếu căn cứ vào dự báo tại thời điểm này để xây dựng và áp dụng cho cả thời kỳ ổn định 2021-2025 có thể dẫn đến rủi ro, khó khăn trong cân đối nguồn lực của giai đoạn 5 năm, 10 năm tới, kể cả cấp trung ương và địa phương.
Vì vậy, căn cứ Kết luận số 77-KL/TW của Bộ Chính phủ, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho phép kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017-2020 sang năm 2021 và lùi thời gian ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước để áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách mới.
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa): Có ý kiến cho rằng Báo cáo tài chính nhà nước còn có hạn chế, chưa thống kê, ghi nhận đầy đủ về tài sản công là tài sản hạ tầng như: đường bộ ở địa phương, đê điều, cảng hàng không, công trình thủy lợi,…, cần phản ánh đầy đủ thông tin nguồn lực tài chính của quốc gia.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Thực hiện Luật Kế toán năm 2015, đây là lần đầu tiên chúng ta thực hiện việc lập báo cáo này. Báo cáo đã được tổng hợp từ báo cáo các bộ, ngành và địa phương, trong đó đã phản ánh khá đầy đủ thông tin (về hiện vật và giá trị) của những tài sản công do các đơn vị thuộc bộ, ngành địa phương trực tiếp quản lý.
Riêng đối với những tài sản công sử dụng chung (như đường bộ, cảng hàng không, đê điều, công trình thủy lợi,…) việc tổng hợp rất phức tạp, do tiêu chí phân loại tài sản khác nhau, thực tế nhiều trường hợp thiếu thông tin, khó xác định giá trị do đã được đầu tư, xây dựng từ thời gian trước... Chúng tôi xin ghi nhận ý kiến đại biểu, tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo này trong thời gian tới.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị): Vấn đề quản lý nhà nước trong xuất khẩu gạo thời gian qua còn có sự lúng túng, cần có giải pháp khắc phục.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Theo quy định, khi xuất khẩu ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, người khai hải quan phải nộp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Còn theo Luật Hải quan, việc khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ. Do vậy, để tạo thuận lợi cho DN xuất nhập khẩu trong giao dịch với các đối tác nước ngoài ở nhiều múi giờ khác nhau trên thế giới, Hệ thống VNACCS/VCIS của Tổng cục Hải quan cho phép người khai được đăng ký tờ khai hải quan 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
Các chính sách quản lý được nạp vào Hệ thống VNACCS/VCIS trước thời điểm 0g00 sẽ được hệ thống tự động áp dụng từ 0g00 ngày tiếp theo. Do đó, đối với DN xuất khẩu thì thời điểm áp dụng 0 giờ không còn là điều xa lạ.
Ngay khi nhận được Quyết định từ Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan đã thiết lập các chỉ tiêu thông tin trên Hệ thống VNACCS để tự động theo dõi trừ lùi số lượng gạo xuất khẩu trong hạn ngạch 400 nghìn tấn. Việc tiếp nhận thông tin đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu gạo bắt đầu được thực hiện từ 0g ngày 12/4/2020, chậm 1 ngày so với thời điểm có hiệu lực theo Quyết định của Bộ Công Thương là do yếu tố khách quan kỹ thuật nhưng nó cũng là khoảng thời gian để các DN xuất khẩu gạo chủ động hơn do thông tin đã được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Vấn đề là tại thời điểm tháng 4/2020, đang có sự mất cân đối lớn giữa nhu cầu xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu. Theo báo cáo của Bộ Công Thương đến ngày 27/3/2020, tổng lượng gạo các DN thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã ký hợp đồng nhưng chưa giao hàng là 1.574 triệu tấn, trong đó phải giao đến 31/5/2020 là 1.385 triệu tấn gạo; trong khi hạn ngạch XK chỉ có 400 nghìn tấn.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay, sau sự việc, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng và hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, cơ quan Hải quan đang làm việc với Thanh tra Chính phủ làm rõ trách nhiệm từng cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan.
Tin liên quan
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics