Bộ trưởng Bộ Công Thương: Đã bổ sung quy hoạch để đảm bảo nhu cầu điện
EVN giảm hơn 3.500 tỷ đồng giá điện, tiền điện cho khách hàng | |
Nhiệt điện vẫn là "xương sống" giúp đảm bảo an ninh năng lượng | |
Hiện hữu nguy cơ thiếu điện |
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tại phiên họp sáng nay. |
Đẩm bảo an ninh lương thực
Trong bối cảnh nhu cầu lương thực trên thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều quốc gia tăng dự trữ dẫn đến thị trường gạo rất sôi động. Giá gạo thế giới tăng gần đây cũng là cơ hội vàng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội cho rằng việc phối hợp điều hành xuất khẩu gạo vừa qua thiếu đồng bộ, nhất quán và lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện.
“Đề nghị Chính phủ chỉ đạo thống nhất, tháo gỡ các điểm nghẽn trong thực hiện, nếu cần thiết thì thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, đánh giá, cân đối nhu cầu dự trữ gạo, tranh thủ cơ hội cạnh tranh xuất khẩu khi nhu cầu và giá xuất khẩu gạo tăng cao nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực và lượng dự trữ quốc gia” – đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phát biểu.
Đề cập vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho hay: yêu cầu đặt ra trong công tác xuất khẩu gạo là phải bảo đảm an ninh lượng thực trong mọi tình huống, trong đó có những thời điểm rất phức tạp trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam.
Bộ trưởng thống kê: trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo đạt khoảng 930 nghìn tấn, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đến ngày 15/3/2020, xuất khẩu đạt khoảng 1,3 triệu tấn, tăng 370 nghìn tấn so với cuối tháng 2/2020. Xuất hiện nhu cầu tăng dự trữ chiến lược tại nhiều quốc gia khiến giao dịch gạo hết sức sôi động, gạo bị hút rất mạnh ra khỏi Việt Nam, giá gạo trong nước và thế giới liên tục tăng.
Vào thời điểm 23/3, khi Việt Nam đối diện diện với nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tâm lý người dân có dấu hiệu không ổn định thì nguy cơ thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước là có thực. Cùng với đó là diễn biến phức tạp của thời tiết do biến đổi khí hậu và nhuận hai tháng Tư âm lịch có nguy cơ bùng phát các nhóm sinh vật, sâu bệnh gây hại cho lúa vụ. Do vậy, nếu xảy ra biến cố thì lượng gạo tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, dù được mùa, cũng sẽ không đủ dùng cho nhu cầu trong nước nếu tiếp tục cho phép xuất khẩu với tốc độ lên tới 25.000 tấn/ngày như 15 ngày đầu tháng 3.
“Đứng trước tính huống cấp bách nêu trên, chiều 23/3, Thủ tướng Chính phủ đã triệu tập cuộc họp Thường trực Chính phủ và đưa ra kết luận tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước” – ông Tuấn Anh nói.
Đến cuối tháng 4/2020, các yếu tố quan trọng nhất dẫn đến quyết định giãn tiến độ xuất khẩu gạo vào cuối tháng 3 đã có sự thay đổi đáng kể, theo hướng tốt lên. Cụ thể là: công tác phòng chống dịch đạt kết quả tích cực; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội đã được nới lỏng; tâm lý người dân đã ổn định trở lại; nguồn cung thóc gạo đã ổn định và thu hoạch thuận lợi,… Như vậy, lượng gạo còn lại có thể xuất khẩu trong thời gian từ đầu tháng 5 tới giữa tháng 6 là khoảng 1,3 triệu tấn.
Với những nguyên do đó, ngày 1/5, cho phép hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường.
Bộ trưởng cho rằng mặc dù có một số ý kiến cho rằng điều hành chưa thực sự thông suốt nhưng kết quả của 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt cơ bản tốt; xuất khẩu 3,06 triệu tấn gạo, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch đạt 1,48 tỷ đô la Mỹ, tăng 25,44 %.
Tạo chính sách thu hút đầu tư vào điện lực
Liên quan tới ý kiến của một số đại biểu xung quanh việc triển khai các dự án điện và bảo đảm an ninh năng lượng, đại diện Bộ Công Thương cho rằng: thời gian qua, cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng cải thiện. Tuy vậy, mục tiêu đảm bảo cung cấp điện trong ngắn hạn đang đặt ra nhiều thách thức.
Tổng sơ đồ Quy hoạch điện 7 đang bộc lộ rất nhiều vấn đề cần phải có những điều chỉnh, thay đổi để đảm bảo yêu cầu cân đối cung cấp điện cho những năm tới, đặc biệt giai đoạn 2024-2025 là giai đoạn thiếu điện. Bộ Công thương đánh giá điện mặt trời là nguồn năng lượng quý báu để bù cho lượng điện năng thiếu hụt trong thời gian qua.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hàng loạt các chính sách, cơ chế mới để đảm bảo khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mới đã được Chính phủ ban hành. Ví dụ như cơ chế khuyến khích các dự án điện mặt trời, cơ chế mua điện gió cố định (giá FIT) hay cơ chế quyết định trợ giá điện gió đã tạo nên động lực để thu hút đầu tư mới trong phát triển năng lượng. Tuy nhiên, để bổ sung những dự án này phải đảm bảo nguyên tắc, quy định pháp lý về bổ sung quy hoạch cũng như đảm bảo nhu cầu, yêu cầu trong điều hành phát triển điện.
Đến nay, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành đã bổ sung nguồn điện mặt trời trên 10.000 MW, tiến hành vận hành 90 dự án điện mặt trời với công suất 5.000 MW. Đây chính là nguồn năng lượng quý giúp bù nguồn thiếu hụt điện năng vừa qua. Bộ đã bổ sung quy hoạch và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho bổ sung quy hoạch 11.630 MW. Việc lựa chọn các nhà đầu tư và tổ chức thực thi là trách nhiệm và quyền hạn của các chính quyền các địa phương - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thêm.
Tin liên quan
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics