Bộ Giáo dục lên tiếng về việc "phá sản" bộ SGK có kinh phí 16 triệu USD
Nhiều điểm mới trong sách giáo khoa mới | |
Giá sách giáo khoa mới sẽ không tăng đột biến | |
UBND tỉnh sẽ quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa |
Bộ SGK do Bộ GD&ĐT biên soạn bị phá sản. Ảnh ĐH |
Trong danh mục 32 cuốn SGK lớp 1 do Bộ GD&ĐT phê duyệt và công bố thì không có bộ sách nào do Bộ GD&ĐT biên soạn. Tức là bộ SGK do Bộ GD&ĐT biên soạn đã bị phá sản. Từ đây, dư lận xã hội đã đặt câu hỏi 16 triệu USD được thiết kể để Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK sẽ được thực hiện vào việc gì khi bộ sách bị phá sản.
Từ những vấn đề xã hội đặt ra, Bộ GD&ĐT đã chính thức có phản hồi thông tin liên quan đến việc sử dụng 16 triệu USD vốn vay ODA để tổ chức biên soạn một bộ SGK.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) có sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới là 77 triệu USD; trong đó 16 triệu USD được thiết kế để Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Số tiền này được dùng để trả thù lao cho tác giả, tổ chức triển khai biên soạn, biên tập, thực nghiệm và thẩm định SGK. Ngoài ra, có một phần kinh phí làm SGK song ngữ tiếng dân tộc thiểu số, SGK chữ nổi Braile phục vụ cho học sinh khiếm thị.
Theo PGS Nguyễn Xuân Thành, cũng như bất cứ dự án ODA nào, trong Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, kinh phí tài trợ được quy định chặt chẽ trong Hiệp định, Sổ tay thực hiện dự án các cấu phần cụ thể với nguồn kinh phí tương ứng.
Trong quá trình thực hiện sẽ giải ngân từng hạng mục cụ thể. Để giải ngân được phải xây dựng kế hoạch chi tiết hằng năm theo đúng thiết kế ban đầu, được Nhà tài trợ cấp Thư không phản đối...
Việc rút vốn được thực hiện theo tiến độ thực hiện và tuân thủ quy trình quy định của pháp luật với sự phê duyệt của Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới.
Việc Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn SGK theo thiết kế ban đầu của Dự án và đã tổ chức việc biên soạn SGK theo phương án xã hội hóa, không dùng ngân sách nhà nước đã tiết kiệm được khoản kinh phí này và đang đàm phán với Ngân hàng Thế giới để tái phân bổ cho các hoạt động cần thiết khác trong giai đoạn đầu triển khai chương trình mới như:
Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và tổ chức bồi dưỡng khoảng 900.000 giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; mua SGK cho thư viện của các trường phổ thông vùng khó khăn để học sinh được mượn sách học. Các nội dung này hiện trong thiết kế trong dự án nhưng so với nhu cầu của thực tiễn thì thiếu nhiều.
“Để được thực hiện, Bộ GD&ĐT đang đàm phán với Ngân hàng thế giới về việc tái cấu trúc kinh phí dự án, trong đó có tái phân bổ nguồn kinh phí thiết kế cho biên soạn sách giáo khoa nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Sau khi đạt được sự thống nhất với nhà tài trợ, tái phân bổ kinh phí, sổ tay của dự án sẽ được chỉnh sửa và triển khai thực hiện.
Tất cả các vấn đề liên quan đến kinh phí của dự án đều phải được sự chấp thuận và giám sát của Ngân hàng thế giới, quy chế của Bộ Tài chính và hệ thống pháp luật, thanh tra, kiểm toán”, PGS Nguyễn Xuân Thành cho hay.
Tin liên quan
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lương nhà giáo nên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
20:16 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics