“Bám” vào điện than, khó đảm bảo an ninh năng lượng
An ninh năng lượng không đảm bảo
Nhiệt điện theo quy hoạch điện (QHĐ) VII Điều chỉnh vẫn là nguồn năng lượng chính cho phát triển kinh tế- xã hội khi chiếm tới gần 43% tổng công suất nguồn đến năm 2020. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống này (năng lượng than) nên việc đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam được ông Ngô Đức Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nhìn nhận là không thể. Nhận định này được đưa ra khi ông Lâm “chiếu” theo gợi ý của Ngân hàng Thế giới (ADB), muốn nhìn đất nước có đảm bảo an ninh năng lượng thì phải trả lời được các câu hỏi: Nước đó có đa dạng hóa được năng lượng sơ cấp, phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng truyền thống không, phụ thuộc vào mức độ NK năng lượng, năng lượng đó có tiếp cận được hay không, cơ sở hạ tầng để thực hiện.
Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, do phụ thuộc vào điện than sẽ khiến Việt Nam gặp nhiều thách thức về năng lượng. Thách thức này đến từ việc gia tăng nhu cầu năng lượng nhưng nhu cầu năng lượng nhiều khi chưa tính đủ về khả năng sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng nên chưa thật xác đáng.
“Các ngành cung cấp năng lượng của Việt Nam đều là độc quyền nên họ có xu hướng “tố lên” nhu cầu để đẩy việc đầu tư tiếp cho nguồn cung. Chính vì vậy, QHĐ VII Điều chỉnh cũng là tính theo tốc độ tăng nhu cầu lớn để đòi hỏi đầu tư nhiều và chứng minh chỉ có than mới có thể đuổi kịp nhu cầu. Đó là cách tính không sòng phẳng”, bà Lan nói.
Không chỉ vậy, sử dụng năng lượng kém hiệu quả là nguyên nhân chính khiến cường độ tiêu thụ năng lượng của Việt Nam ở mức cao nhất thế giới. Điều này xuất phát từ chính sách đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam ít quan tâm đến hiệu quả năng lượng. Bà Lan dẫn chứng, Việt Nam nôn nóng muốn có tăng trưởng cao nên không chú ý đến các ngành tiêu tốn năng lượng như sắt thép, xi măng trong khi hiện nay ngành này thừa rất nhiều. Ngoài ra, đặc quyền và ưu đãi với EVN trong sản xuất và độc quyền trong mua bán điện không khuyến khích hiệu quả năng lượng mà chỉ chú trọng phát triển nguồn cung, không chú ý đến cầu. “Mỗi năm Nhà nước bao cấp 4 tỷ USD cho ngành điện để phát triển năng lượng, điều đó tạo giá điện rẻ nhưng gánh nặng 4 tỷ USD vẫn “đổ lên” nền kinh tế, người đóng thuế”, vị chuyên gia này cho hay.
Điện than không phải là lựa chọn duy nhất
Trên thực tế, theo đánh giá của giới chuyên gia, năng lực thực thi chiến lược, quy hoạch của Việt Nam còn yếu, thiếu tham vấn xã hội, thiếu minh bạch trong việc thiết kế chiến lược, quy hoạch. “Ví dụ, QHĐ VII tại sao cứ phải giữ trong khi điều kiện thực tế thay đổi nhiều. Khi làm đã không khoa học ở chỗ không tham vấn đầy đủ nhưng tại sao vẫn phải “bám” lấy, trong khi có những quy hoạch sẵn sàng “đẻ” thêm dự án. Tôi muốn nói đến quy hoạch ngành thép, Tôn Hoa Sen trong vòng 1 tuần được bổ sung ngay vào quy hoạch vậy tại sao QHĐ VII có hàng loạt dự án điện than vô lý không “bốc” ra khỏi quy hoạch mà cứ phải để xã hội tranh luận. Phải chăng do các nhóm lợi ích chi phối?”, bà Lan gay gắt đặt câu hỏi.
Cho rằng “QHĐ VII Điều chỉnh đã lạc hầu cần phải có điều chỉnh ngay, càng sớm càng tốt”, ông Tomaso Andreatta, Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng xanh thuộc EuroCham khuyến cáo, vấn đề tiếp theo là phải tư nhân hóa, tức là mở cửa thị trường cho các bên tham gia, đồng thời cân nhắc nhiều phương án lựa chọn khác nhau mà không nên dựa vào một phương án, tức là nhiệt điện than.
Bổ sung thêm thông tin, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, trong khi cuộc cách mạng công nghiệp phát triển thì đâu đó vẫn còn suy nghĩ làm điện mặt trời, điện gió đắt hơn điện than để cố giữ làm điện than. Nhưng tôi cho rằng, điện than theo cách làm của Việt Nam hiện nay là vào “cửa tử”, bởi xu hướng này không những trái với xu hướng chung, tác động tới môi trường mà còn đẩy Việt Nam vào thế phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất là Trung Quốc. Khi Trung Quốc đóng cửa nhiệt điện than, họ có động lực lớn để chuyển nhà máy điện than cho các nước khác. Thảm họa, giá thực của công nghệ Trung Quốc đắt hay rẻ thì quan sát tuyến đường sắt Cát Linh có thể thấy rõ, đắt hơn gấp 3 lần so với vốn đầu tư ban đầu. Bà Lan khẳng định: “Chính vì thế, nhiệt điện than là đắt chứ không phải rẻ và Việt Nam không nên tự trói mình vào một nguồn cung duy nhất cho thiết bị điện than là Trung Quốc”.
Với những lập luận trên, nhiều chuyên gia đồng tình với quan điểm than không phải là lựa chọn duy nhất để đảm bảo an ninh năng lượng. Vậy nên, cần phải thay đổi QHĐ VII Điều chỉnh ngay, cân đối nguồn năng lượng không chỉ tập trung vào năng lượng than như hiện nay. Việc chuyển hướng sang tăng trưởng xanh là cần thiết cho Việt Nam, là con đường tắt để Việt Nam có thể đi lên chứ không nhất thiết phải đi theo lộ trình dài của các nước, gây ô nhiễm chán chê rồi mới tỉnh ngộ để giảm thiểu tác động môi trường.
Bà Lan một lần nữa đặt câu hỏi: “Hiện nay cách mạng công nghiệp 4.0 đang đến rất nhanh, chỉ khoảng đến năm 2020 giá điện mặt trời, điện gió có thể thương mại hóa ở mức độ cao, có thể gần tương đương điện than. Vậy tại sao còn có 3 năm nữa mà không chờ thêm để giá năng lượng mặt trời có thể áp dụng rộng rãi mà cứ phải “bám” vào QHĐ VII Điều chỉnh. Trong khi đó, quy hoạch này muốn thực hiện cũng mất chục năm, tại sao không điều chỉnh?”.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics