Bài học cho châu Á từ các cơn bão liên tiếp tại Mỹ
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ Siêu bão sắp đổ bộ, người dân cần phòng ngừa tai nạn và hỏa hoạn có thể xảy ra |
Cảnh tàn phá do bão Helene gây ra tại bang Florida, Mỹ. |
Đây là một lời cảnh tỉnh, cho thấy những bài học cấp bách đối với phần còn lại của thế giới, trong đó có châu Á, khu vực đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt như bão và lũ lụt.
Tại châu Á, Philippines đã dần chuyển từ chủ yếu là phản ứng với thiên tai sang chủ động quản lý rủi ro với trọng tâm nhấn vào việc chuẩn bị và xây dựng khả năng phục hồi. Đây là chìa khóa để phá vỡ chu kỳ bất tận của thiên tai và đói nghèo. Trung Quốc, Nhật Bản đều đã tăng cường cơ sở hạ tầng, như hệ thống phòng thủ bờ biển chống bão và hệ thống thoát nước sâu để chống lũ lụt nghiêm trọng, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Cơn bão Yagi gần đây đã tàn phá miền Nam Trung Quốc và vùng Đông Dương gây ra lũ lụt kỷ lục, phá hủy mùa màng và khiến hàng trăm người thiệt mạng. Ngân hàng Thế giới ước tính tổn thất kinh tế lên tới hơn 30 tỷ USD trong khi các nỗ lực phục hồi và tái thiết ước tính cần ít nhất 16,3 tỷ USD.
Do vậy, các quốc gia cần tăng cường các nỗ lực ứng phó và phục hồi sau thảm họa bởi nếu không làm như vậy sẽ gặp rắc rối trong tương lai. Tuy nhiên, để khắc phục hậu quả lâu dài, sự hỗ trợ cần phải được duy trì. Với quy mô và tần suất ngày càng tăng của các thảm họa liên quan đến thời tiết, các quỹ cứu trợ có thể nhanh chóng cạn kiệt. Ví dụ, Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Mỹ (Fema) cho biết chỉ có 9% lực lượng ứng phó thảm họa có thể sử dụng để ứng phó với bão Milton. Đã có nhiều lời kêu gọi ở Mỹ nhằm tăng nguồn tài trợ cho Fema. Tuy nhiên, bối cảnh chính trị phân cực ở Washington có nghĩa là cơ quan này sẽ phải vật lộn để có được sự ủng hộ của lưỡng đảng cho việc này. Đây là một bài học cho châu Á: Các chính phủ phải ưu tiên tài trợ nhiều hơn cho cứu trợ thảm họa, đặc biệt là khả năng phục hồi trước các rủi ro trong tương lai. Việc chính trị hóa các nỗ lực và quỹ cứu trợ thảm họa sẽ khiến người dân gặp nguy hiểm.
Bài học tiếp theo cho châu Á là nhu cầu về phạm vi bảo hiểm lớn hơn. Các công ty tái bảo hiểm Swiss Re và Munich Re cho biết phạm vi này vẫn rất thấp ở nhiều nơi tại châu Á. Điều đó khiến người dân, chính quyền địa phương và quốc gia phải gánh chịu phần lớn thiệt hại. Nó cũng có nguy cơ làm trầm trọng thêm nợ hộ gia đình, nợ khu vực và nợ quốc gia.
Helene và Milton là những thảm kịch thực sự, trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các nạn nhân và xây dựng các tòa nhà và cơ sở hạ tầng vững chắc để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt hơn là những bước quan trọng sau đó.
Không thiếu những lời cảnh tỉnh khi nói đến mối đe dọa của các hiện tượng thời tiết đang xảy ra thường xuyên hơn và với cường độ dữ dội hơn. Các cơn bão Helene và Milton chỉ là những lời nhắc nhở mới nhất, rằng đã đến lúc các nước phải có sự chuẩn bị ứng phó tốt hơn.
Tin liên quan
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành nông nghiệp“vực dậy” sau bão lũ
09:53 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics