Ba Lan, Ukraine đạt “bước tiến” trong vấn đề nhập khẩu nông sản
Ba Lan và Ukraine đang tiến gần hơn tới việc đạt được thỏa thuận về nhập khẩu nông sản.
Tuyên bố trên được Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đưa ra ngày 28/3 sau các cuộc đàm phán liên chính phủ tại Warsaw.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán này vẫn chưa thể giải quyết nguyên nhân gây ra bất bình của nông dân Ba Lan, dẫn đến hành động phong tỏa biên giới.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội đàm với người đồng cấp Ukraine Denys Shmygal, Thủ tướng Tusk đã hoan nghênh tiến triển đạt được trong các cuộc đàm phán với Ukraine về việc nhập khẩu nông sản.
Ông nêu rõ: "Chúng tôi tiến gần tới một giải pháp," trong đó có tính tới số lượng sản phẩm được nhập khẩu vào Ba Lan.
Thủ tướng Tusk nêu rõ: "Một khi hai bên quyết định được điều này, chúng tôi sẽ tiến gần hơn tới việc cho phép trunh chuyển không gây ảnh hưởng tới thị trường Ba Lan."
Về phần mình, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nhấn mạnh cuộc hội đàm mang tính "cực kỳ xây dựng."
Theo ông, hai bên "chắc chắn đạt được tiến triển trong việc dỡ bỏ phong tỏa biên giới."
Trong tuyên bố đăng trên mạng xã hội, Thủ tướng Ukraine hy vọng "các cuộc tham vấn hôm nay sẽ mang lại kết quả và chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết các vấn đề."
Theo các nguồn tin, trong cuộc hội đàm, hai bên đã ký tuyên bố chung, trong đó nêu rõ "phương hướng" cho các cuộc đàm phán trong tương lai giữa Kiev và Warsaw.
Giới phân tích cho rằng dù cả hai nhà lãnh đạo Ba Lan và Ukraine đều nói về hợp tác của hai nước, song việc chưa đi đến thỏa thuận cho thấy những khó khăn trong quá trình thống nhất quan điểm liên quan đến vấn đề nhập khẩu nông sản của Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngay trước hội đàm, Chánh Văn phòng Thủ tướng Ba Lan Jan Grabiec thừa nhận khó có thể mong đợi vào bất kỳ sự đột phá nào hay bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào, chẳng hạn như về các vấn đề nông nghiệp, từ các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Warsaw.
Sau khi cuộc xung đột tại Ukraine cản trở hoạt động xuất khẩu qua tuyến vận tải truyền thống trên Biển Đen, ngũ cốc giá rẻ của Ukraine tràn ngập thị trường EU khiến sản phẩm của nhiều nước trong khu vực này khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Các nước EU láng giềng của Ukraine như Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia phàn nàn rằng việc nhập khẩu nông sản khiến các nhà sản xuất trong nước bất bình, dẫn đến các cuộc biểu tình của nông dân và lệnh cấm nhập khẩu.
Tại Ba Lan, những người nông dân đã phong tỏa các cửa khẩu với Ukraine từ tháng 2/2024 nhằm phản đối tình trạng nông sản của nước láng giềng tràn lan tại thị trường trong nước, coi đây là cạnh tranh không công bằng.
Phía Ukraine cho biết các cuộc biểu tình cũng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nước này và chỉ lượng nhỏ ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine quá cảnh qua Ba Lan.
Trong khi đó, Ba Lan mong muốn có được thỏa thuận liên quan tới nhập khẩu nông sản của Ukraine tương tự như thỏa thuận mà Kiev đạt được với Romania và Bulgaria./.
Tin liên quan
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
14:47 | 13/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics