Ba kịch bản kết thúc cuộc chiến giữa Nga và Ukraine
Kịch bản 1: Ukraine dần bị kìm hãm
![]() |
Binh sĩ Ukraine dỡ lô vũ khí do phương Tây viện trợ. Ảnh: Getty Images |
Nga có thể củng cố cây cầu trên bộ của mình với Bán đảo Crimea và không kiểm soát hoàn toàn phần còn lại của bờ Biển Đen của Ukraine. Nga có thể phong tỏa thành phố cảng Odessa, tiếp tục ném bom cơ sở hạ tầng ở những nơi khác trên khắp Ukraine và sáp nhập các phần của miền nam và đông. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố chiến thắng.
Kịch bản có thể tiếp tục diễn ra như sau:
Tổng thống Putin kêu gọi ngừng bắn vào đầu năm 2023 nhưng chưa sẵn sàng cho một thỏa thuận hòa bình. Ông vẫn hy vọng sẽ giành được nhiều thứ hơn cũng như sự nhượng bộ từ NATO, chẳng hạn như việc công nhận Crimea là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Nga nếu người dân đồng ý trong một cuộc trưng cầu dân ý có giám sát quốc tế.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga có thể vẫn được duy trì và điều kiện kinh tế của Nga ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu có thể cũng rơi vào suy thoái, làm gia tăng bất bình chính trị về lạm phát và tình trạng thiếu hàng hóa.
Có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu quy mô lớn dẫn đến bạo loạn và bất ổn gia tăng từ Sri Lanka đến Ai Cập (nơi đã cảm nhận được tác động của chiến tranh). Trong khi đó, mô hình thương mại có thể xấu đi đáng kể sau khi các quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Indonesia và Malaysia tăng cường chủ nghĩa bảo hộ lương thực. Phản ứng chậm chạp từ Nhóm G7 và Quỹ Tiền tệ Quốc tế có thể càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt. Bất ổn có thể gia tăng ở châu Phi và châu Á, trong khi các chính trị gia cánh tả gia tăng ở Mỹ Latinh.
Đến năm 2023, các đồng minh NATO có thể tiếp tục gửi nhiều viện trợ quân sự nguy hiểm hơn khi Ukraine cố gắng chiếm lại lãnh thổ bị chiếm đóng. Chất lượng và số lượng của khoản viện trợ này làm gia tăng xung đột giữa NATO và Nga.
Vào cuối năm 2023, sự đồng thuận của phương Tây có thể trở nên rạn nứt. Lo ngại về chi phí kinh tế, nỗi thống khổ của người Ukraine, gánh nặng người tị nạn và lo ngại leo thang căng thẳng, Đức và Pháp dẫn đầu một nỗ lực đa quốc gia nhằm thúc ép Ukraine tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình với Nga.
Kịch bản 2: Nga không đạt được lợi ích nào
![]() |
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp ở Moskva, ngày 25/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN |
Theo kịch bản này, nhờ các chiến thuật ngày càng thành thạo của Ukraine cộng với một cuộc phản công thành công ở khu vực phía đông Donbass, Nga có thể bị đẩy lùi về khu vực trước thời điểm tháng 24/2 (kiểm soát Crimea và các phần của phe đòi độc lập ở Donetsk và Luhansk) vào đầu năm 2023. Nhưng Ukraine sẽ khó giành được thêm nhiều bước tiến. Bất chấp các lô vũ khí tối tân của phương Tây gửi tới, các lực lượng Ukraine có thể chỉ đạt được tiến bộ tối thiểu.
Kịch bản có thể tiếp tục diễn ra như sau:
Tổng thống Nga Vladimir Putin chịu áp lực để đạt được một thỏa thuận với Ukraine.
Bắt đầu từ đầu năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Ấn Độ có thể thúc đẩy ngừng bắn khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, Ukraine có thể phản đối, còn Nga vẫn hy vọng đưa quân trở lại.
Trong khi đó, một số nhà lãnh đạo châu Âu cũng có thể bắt đầu âm thầm thúc đẩy một khuôn khổ ngoại giao chính thức: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hợp tác với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để kêu gọi các cuộc đàm phán tại Geneva giữa Ukraine và 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cộng với Đức để tìm ra giải pháp. Riêng ông Tập Cận Bình và ông Macron cố gắng thuyết phục Tổng thống Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Đảng Cộng hòa ở Mỹ có thể chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11/2022, khiến ngày càng nhiều nhà lập pháp Cộng hòa hối thúc chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine và tập trung sự chú ý vào Bắc Kinh.
Kịch bản 3: Ukraine giành lại gần như tất cả mọi thứ
![]() |
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo ở Kiev ngày 23/4. Ảnh: AFP/TTXVN |
Nhờ viện trợ vũ khí của phương Tây, Ukraine có thể có lợi thế mạnh. Trong khi đó, Nga không có khả năng thay thế khí tài quân sự ở mức độ cần thiết (do các lệnh trừng phạt của phương Tây). Nga có thể hoàn toàn bị đẩy ra khỏi Ukraine, ngoại trừ Crimea.
Kịch bản có thể tiếp tục diễn ra như sau:
Ngày càng có nguy cơ Nga trả đũa hạt nhân để ngăn chặn viện trợ quân sự của phương Tây. Khi Ukraine có thể tiến hành một cuộc tấn công để chiếm lại bán đảo Crimea, Tổng thống Putin có thể triển khai các tên lửa đầu đạn hạt nhân Iskander-M (SS-26) ở đó và đe dọa sẽ sử dụng chúng nếu lực lượng của Ukraine tiến lên. Chiến tranh Thế giới thứ ba có thể xảy ra nếu những nỗ lực hòa giải khẩn cấp của Pháp và Trung Quốc thất bại.
Mỹ và Liên minh châu Âu khác biệt về vấn đề dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt chống Nga. Châu Âu có thể mặc cả bằng cách giảm bớt các lệnh trừng phạt đối với dầu khí và các mặt hàng khác theo thỏa thuận mà một phần doanh thu của Nga sẽ được gửi để tái thiết Ukraine.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể chững lại, chỉ đạt 1% vào năm 2023
Hiện nay, những gì diễn ra tiếp theo trên chiến trường sẽ quyết định liệu cuộc xung đột hiện nay cuối cùng sẽ có lợi cho Nga hay Ukraine. Với rất nhiều biến số đang diễn ra, rất khó để dự báo các kịch bản. Nhưng trong mọi trường hợp, thiệt hại kinh tế sẽ rất sâu sắc không chỉ đối với Ukraine, mà còn đối với phần còn lại của thế giới.
Theo ông Mathew Burrows và ông Robert A. Manning tại Hội đồng Đại Tây Dương, thay vì chờ đợi kết quả của cuộc chiến, các nhà hoạch định chính sách phải khẩn trương tìm ra các giải pháp cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, khủng hoảng nợ ở các nước đang phát triển và mối đe dọa suy thoái ở phương Tây.
Trong khi đó, nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột không phải là không có. Sử dụng các biện pháp ngoại giao để tránh bước leo thang như vậy là rất quan trọng nếu xung đột được kiềm chế và không bao trùm toàn thế giới.
Tin liên quan

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ảnh hưởng bởi những bất ổn thương mại, giá vàng thế giới tiếp tục lập kỷ lục
09:55 | 06/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc khởi kiện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới
09:10 | 06/02/2025 Nhìn ra thế giới

Đạo luật AI của EU chính thức có hiệu lực
14:12 | 05/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận kế hoạch đóng cửa USAID
14:12 | 05/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm của Công ty Linh Anh

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Đẩy mạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào quản lý thuế

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
