APEC hướng tới kinh tế “mở - kết nối - cân bằng”
Đây là năm đầu tiên APEC triển khai Kế hoạch Hành động Aotearoa - được thông qua năm ngoái khi New Zealand chủ trì nhóm - nhằm thực hiện Tầm nhìn Putrajaya về một “Cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương cởi mở, năng động, kiên cường và hòa bình vào năm 2040 vì sự thịnh vượng của tất cả mọi người và các thế hệ tương lai”. Chính vì vậy, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC năm nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ đánh dấu sự bình thường trở lại sau những mất mát, gián đoạn vì đại dịch Covid-19 suốt gần 3 năm qua mà còn là dịp để các thành viên tái kết nối với nhau, cùng hợp tác phục hồi kinh tế hậu Covid-19, tăng cường liên kết kinh tế và kết nối khu vực, cũng như thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, bền vững và bao trùm.
Trong hai thập niên qua, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đạt tốc độ phát triển nhanh chóng và sự thịnh vượng ngày càng tăng. Tuy vậy, thách thức đặt ra hiện nay là làm sao đảm bảo tất cả các nền kinh tế APEC đều có tốc độ tăng trưởng dương như nhau. Có thể thấy sau nhiều thập niên dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế, khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày nay là một khối kinh tế lớn song có sự phân hóa kinh tế xã hội rõ rệt giữa các thành viên giàu nhất và nghèo nhất. Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC phải thừa nhận rằng bất bình đẳng ngày càng tăng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với khu vực. Do đó, vấn đề là mỗi nền kinh tế phải đặt ra một mốc thời gian và mục tiêu để thu hẹp khoảng cách giữa những người giàu nhất và những người nghèo nhất, phù hợp với các cam kết đối với các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc (LHQ).
Với tư cách Chủ tịch APEC 2022, Thái Lan đã xây dựng chương trình nghị sự với chủ đề “Mở - Kết nối - Cân bằng” cho mục tiêu nói trên. "Mở" ở đây là mở cửa cho tất cả các cơ hội. Ưu tiên này tập trung vào việc tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và thương mại, tài chính, cũng như bắt đầu đối thoại mới về việc hiện thực hóa Khu vực Tự do thương mại châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) thông qua lăng kính hậu Covid-19 để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực APEC, bao gồm các vấn đề thương mại mới nổi như thương mại điện tử và kinh tế số, đồng thời tăng cường xây dựng năng lực cho tất cả các nền kinh tế. "Kết nối" là tái kết nối khu vực. Hai năm sau đại dịch, kết nối bị gián đoạn vẫn là một trong những vấn đề cấp bách chưa được giải quyết thấu đáo. Để phục hồi tăng trưởng, Hội nghị APEC 2022 sẽ tập trung vào việc khôi phục kết nối bằng cách nối lại du lịch xuyên biên giới an toàn và liền mạch, phục hồi sức mạnh du lịch và lĩnh vực dịch vụ, tạo thuận lợi cho sự di chuyển của doanh nghiệp cũng như tăng cường đầu tư vào an ninh y tế, đồng thời sử dụng công nghệ số để tăng tốc kết nối trong khu vực. Ưu tiên cuối cùng là "Cân bằng", tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững bằng cách khám phá các mô hình và thực tiễn kinh tế ưu tiên giải quyết biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường nghiêm trọng khác của khu vực, song song với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và có khả năng phục hồi, đồng thời đảm bảo sự tham gia và mang lại của toàn xã hội lợi ích công bằng cho tất cả mọi người.
Thái Lan đã áp dụng mô hình kinh tế Sinh học - Tuần hoàn - Xanh (BCG) như một phần trong quá trình phục hồi quốc gia sau đại dịch. Chủ nhà của APEC 2022 tin tưởng rằng mô hình này có thể là giải pháp phù hợp để các nền kinh tế thành viên APEC khác tham khảo trong quá trình hành động để đạt được một nền kinh tế hậu Covid-19 cân bằng và bền vững hơn.
Tin liên quan
Hơn 170 nghìn ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam năm 2024
09:48 | 14/01/2025 Xe - Công nghệ
SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
03:16 | 03/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Jaecoo J7 ICE: Sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics