An ninh năng lượng đang là những thách thức lớn cần vượt qua
Bốn nhiệm vụ trọng tâm để phát triển ngành năng lượng | |
Nhiệt điện vẫn là "xương sống" giúp đảm bảo an ninh năng lượng | |
An ninh năng lượng là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội |
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu chỉ đạo tại phiên giải trình |
Than hết, nước cạn, dầu khí khó khăn
Phát biểu tại phiên giải trình thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng nay, 7/9, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành năng lượng luôn gấp từ 1,5 đến 2 lần so với tăng trưởng kinh tế của đất nước, song vấn đề an ninh năng lượng vẫn đang là những thách thức lớn cần vượt qua.
Cụ thể, các nguồn tài nguyên có thể khai thác ở đất nước như than, dầu khí, thủy điện… để đáp ứng nhu cầu phát triển đã đến giới hạn, khả năng khai thác để tăng sản lượng thêm rất khó khăn, không còn nhiều dư địa.
Than sạch khai thác trong nước chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Dầu khí khai thác ngày một khó khăn. Các tiềm năng về thủy điện đã cơ bản được khai thác với 500 nhà máy thủy điện đang hoạt động, 300 nhà máy đang triển khai…
Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối còn dư địa song cũng gặp khó khăn về giá điện, về môi trường và đảm bảo an toàn, ổn định hệ thống điện.
"Về quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, chấp hành quy hoạch còn có những hạn chế, có lúc có nơi chưa nghiêm. Công tác phối hợp, điều hành, quản lý còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, xung đột, thủ tục kéo dài. Việc triển khai các dự án chậm tiến độ", Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Ví dụ, riêng lĩnh vực điện, về nguồn điện đầu tư tính theo công suất toàn quốc giai đoạn 2011 - 2015 chỉ đạt 81,4% kế hoạch, giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 93,7%, nhưng cơ cấu các nguồn điện truyền thống như nhiệt điện chỉ đạt 57,6%; có 10 dự án lớn dự kiến đi vào vận hành trong giai đoạn 2016 - 2020 bị chậm tiến độ sau năm 2020 với tổng công suất là 7.000 MW.
"Có thể khẳng định, chúng ta không đạt các mục tiêu theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh", Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển nói.
Ở góc độ thị trường, giá cả và khả năng tài chính, những năm qua, ngành năng lượng cả sơ cấp và thứ cấp đều được vận hành theo cơ chế thị trường và đạt kết quả tốt. Riêng thị trường điện thực hiện theo quy định của Luật Điện lực, Luật Giá và theo lộ trình được Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, thị trường phát điện cạnh tranh (cấp độ 1) đã được Chính phủ vận hành từ 1/7/2012, từ chỗ chỉ có 32 nhà máy với tổng công suất 9.200 MW tham gia thì đến tháng 3/2020 đã là 98 nhà máy với công suất 26.895 MW, bằng khoảng gần 50% tổng công suất điện toàn quốc.
Trên cơ sở đó, thị trường bán buôn điện đã được đưa vào vận hành từ 1/1/2019. Cơ chế này đã tạo ra sự cạnh tranh, giảm chi phí, giảm độc quyền, tạo sự bình đẳng và niềm tin cho các nhà đầu tư; tiết kiệm được năng lượng đầu vào, tiết kiệm chi phí, là cơ sở để hình thành thị trường bán lẻ điện.
"Tuy nhiên, so với yêu cầu của một thị trường đầy đủ, giá cả được tính đúng, tính đủ, có lợi nhuận hợp lý, hạn chế bao cấp, tạo nguồn lực tích lũy để đầu tư phát triển thì thị trường điện, giá cả kể cả bán buôn và bán lẻ còn có một khoảng cách, chưa thực sự phản ánh quan hệ cung cầu, chưa theo quy luật giá trị, cơ chế giá điện thiếu đột phá...", Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
7 giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng
Để đảm bảo an ninh năng lượng, Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh vào 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Thứ nhất, phải tập trung xử lý, giải quyết những tồn tại, vướng mắc để đưa 10 dự án điện chậm tiến độ vào vận hành, nhất là các dự án Long Phú 1, Thái Bình 2, Vũng Áng 2…
Toàn cảnh phiên giải trình |
Thứ hai, khẩn trương xây dựng, bổ sung, hoàn thiện và thông qua quy hoạch của ngành năng lượng nói chung và quy hoạch sơ đồ điện VIII nói riêng đảm bảo có tầm nhìn, có sự kế thừa sơ đồ điện VII điều chỉnh, có cơ cấu hợp lý, lấy hiệu quả làm chính, tránh tư tưởng cục bộ của các bộ, ngành, địa phương.
Thứ ba, cần áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại có khả năng tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm chi phí, giảm thải tác hại môi trường; cần tập trung xử lý các vấn đề cần được giải quyết hiện nay của ngành năng lượng; hết sức chú ý đến ngành cơ khí, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ… để giúp các doanh nghiệp này phát triển.
Thứ tư, về cơ chế giá điện, tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện giá bán buôn và bán lẻ điện đảm bảo các nguyên tắc của cơ chế thị trường, tính đúng, tính đủ và tạo nguồn lực tài chính để tái đầu tư ngành năng lượng, khắc phục cho được cách tính giá điện chưa hợp lý như hiện nay.
Thứ năm, phát triển ngành năng lượng phải gắn với đảm bảo môi trường, xử lý kịp thời vấn đề môi trường, hướng tới một nền năng lượng xanh, sạch, tiết kiệm và hiệu quả.
Thứ sáu, sớm sửa đổi một số luật có liên quan đảm bảo sự thống nhất, tránh chống chéo và tháo gỡ được khó khăn cho phát triển ngành năng lượng. Trước mắt là sửa đổi các luật: Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Bảo vệ môi trường.
Thứ bảy, tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền để thay đổi tư duy, nhận thức trong sản xuất, sử dụng năng lượng đảm bảo an ninh năng lượng trong tình hình mới.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, giai đoạn 2021-2025, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện năng. Kết quả dự báo mới nhất do Viện Năng lượng tính toán cho đề án Quy hoạch điện VIII cho thấy, ở kịch bản cơ sở, nhu cầu điện thương phẩm sẽ duy trì mức tăng khoảng 8% trong giai đoạn 2021-2030 với điện thương phẩm năm 2025 dự kiến đạt khoảng 337,5 tỷ kWh và năm 2030 dự kiến đạt khoảng 478,1 tỷ kWh. Theo đó, điện thương phẩm sẽ giảm 15 tỷ kWh vào năm 2025 và khoảng gần 230 tỷ kWh vào năm 2030 so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Tuy nhiên, do nhiều nguồn điện lớn bị chậm tiến độ, nên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với công tác cung ứng điện trong giai đoạn 2021-2025. Đây cũng là giai đoạn có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu nguồn điện. |
Tin liên quan
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư hàng tỷ USD
21:44 | 07/12/2024 Kinh tế
Chính thức trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
20:09 | 27/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics