55% kiều hối của Việt Nam đến từ Mỹ
Đây là thông tin được Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) công bố tại Báo cáo “Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam”.
Theo đó, kiều hối của Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước đứng đầu thế giới, đứng thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Philippines và Việt Nam chiếm 2,5% tổng lượng kiều hối toàn cầu năm 2017.
Ở các nước ASEAN, kiều hối là một phần quan trọng của bức tranh tài chính của một số nước. Philippines là nước tiếp nhận kiều hối nhiều nhất với tổng lượng kiều hối là 25,6 tỷ USD năm 2015, nhiều gấp hai lần lượng kiều hối của Việt Nam (11 tỷ USD), nước tiếp nhận lượng kiều hối nhiều thứ hai trong khu vực.
Theo UNDP, hàng năm, lượng kiều hối về Việt Nam vào khoảng 6-8% tổng GDP trong cả giai đoạn 2006-2017, cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác (bình quân 1-2% GDP), tương đương với lượng FDI và cao gấp 4 lần so với lượng ODA vào Việt Nam. Kiều hối đã góp phần hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, làm tăng dự trữ ngoại hối và cân đối cán cân vãng lai của đất nước.
“Những dòng kiều hối này có thể đóng góp có ý nghĩa hơn cho sự phát triển kinh tế của đất nước, tăng dự trữ ngoại tệ và cân đối tài khoản vãng lai, nếu như chúng được chuyển nhiều hơn thành những khoản đầu tư có hiệu quả cho sản xuất”, báo cáo của UNDP nhấn mạnh.
Ở Philippines, kiều hối chiếm 17% tổng nguồn tài chính trong khi ở Myanmar chỉ chiếm 13% và Việt Nam 12%. Quy mô kiều hối tăng nhanh cùng với tốc tộ tăng trưởng hàng năm cao hơn mức bình quân của thế giới là khoảng 10%, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng GDP đã sụt giảm đáng kể từ năm 2010.
Báo cáo của UNDP cho thấy, trong tổng lượng kiều hối vào Việt Nam, Mỹ là nguồn lớn nhất (55%), kế đó là Australia, Canada, Pháp, Đức và Hàn Quốc. Những nhóm đối tượng chính gửi kiều hối về Việt Nam là Việt kiều hải ngoại và lao động xuất khẩu.
Theo đó, Việt kiều (chủ yếu định cư ở Mỹ, Canada, Đức và Pháp) chiếm phần lớn lượng kiều hối gửi về nước (khoảng 80-90%). Trong khi đó, xuất khẩu lao động chiếm một tỷ lệ nhỏ (6-7%) tổng lượng kiều hối, nhưng đang gia tăng theo đà gia tăng nhanh của xuất khẩu lao động sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Nhận định từ các chuyên gia UNDP cho thấy, dòng kiều hối ngày càng nhiều, kiều hối có thể có ảnh hưởng đáng kể đến nguồn tài chính phát triển của Việt Nam nếu ngoài phục vụ mục đích tiêu đùng, kiều hối được chuyển sang các dự án đầu tư sản xuất/kinh doanh và chuyển ra khỏi lĩnh vực bất động sản hoặc “tích lũy” dưới dạng vàng hoặc ngoại tệ.
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics