2016 – Nước Nga trên con đường trở lại cường quốc
Không chỉ chống chọi với tình trạng kinh tế khó khăn, Nga còn phải đương đầu với nhiều mối đe dọa, thách thức an ninh quốc gia, trong đó có chủ nghĩa khủng bố. Song, nhờ sự “chèo lái” của vị thuyền trưởng Vladimir Putin, nước Nga không những duy trì được sự ổn định kinh tế xã hội, mà còn dần khôi phục được vị thế cường quốc.
Vào tháng 9-2015, sự can thiệp quân sự của Nga vào Syria đã cứu chính quyền Tổng thống Basha al-Assad và làm thay đổi cục diện cuộc chiến tại nước này. Và vừa chỉ cách đây 2 ngày, việc thất thủ của tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã được báo trước tại Aleppo - thành phố trước đây là trung tâm kinh tế của Syria, nhờ vào các cuộc tấn công, không kích của quân đội Nga và của chính quyền Assad lại càng làm tăng ưu thế của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Vào đúng thời điểm thế giới lắng xuống theo dõi quá trình chuyển giao quyền lực ở nước Mỹ vào tay ông Donald Trump, Điện Kremlin đã ra lệnh tăng cường các cuộc không kích vào thành phố lớn thứ hai này của Syria. Nga hy vọng thành phố này sẽ được hoàn toàn giải phóng vào cuối năm nay và qua đó tạo ra việc đã rồi ở Syria trước khi ông Donald Trump chính thức nắm quyền vào tháng 1-2017.
Sự can thiệp của Nga vào Syria - chiến dịch đầu tiên được tiến hành bên ngoài khu vực Liên Xô cũ dưới thời Tổng thống Putin, đã chứng tỏ quân đội nước này đã được hiện đại hóa và tăng cường mạnh mẽ kể từ cuộc cải cách từ năm 2008 nhằm lấp đầy những khiếm khuyết bộc lộ trong cuộc chiến tại Chechnya và Gruzia.
Giới phân tích cho rằng “Cách đây 10 năm, sự can dự của Nga vào vấn đề Syria là không thể. Cho đến khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014, quân đội Nga không còn là một tác nhân quốc tế. Công cụ quân sự như vũ khí hủy diệt và vũ khí hạt nhân không thể được sử dụng bên ngoài biên giới nước Nga”.
Từ năm 2005 đến năm 2015, chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng gấp đôi. Thậm chí hiện nay, ngân sách quốc phòng còn lên đến 5% GDP. Nga đã trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại, bổ sung các tàu chiến cho lực lượng hải quân, xây dựng các lực lượng đặc biệt tác chiến bên ngoài.
Chỉ trong vòng vài năm, vị thế của Nga đã được khôi phục khi có tới 64% ý kiến tích cực cho rằng chính quân đội đã tạo điều kiện cho nước Nga quay trở lại giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế, và thậm chí hiện nay quân đội được người dân Nga quan tâm hơn so với Giáo hội Chính thống.
Bà Isabelle Facon - chuyên gia thuộc Quỹ Nghiên cứu chiến lược (FRS) cho biết sở dĩ hoạt động quân sự của Nga đã có hiệu quả ở Syria là bởi hoạt động này được đề ra để phục vụ các mục tiêu chính trị và chính sách đối ngoại của Điện Kremlin.
Tatiana Kastoueva-Jean - chuyên gia của IFRI, thì cho rằng việc sử dụng công cụ quân sự cho phép Nga đạt được kết quả nhanh hơn và chắc chắn hơn so với sử dụng “sức mạnh mềm” mà trong đó các “đòn bẩy chủ chốt đã bị yếu đi”. Chính nhờ vào sự linh hoạt mà quân đội Nga đã thu được nhiều thắng lợi.
Về lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Putin đã khẳng định rằng Nga đảm bảo được sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, duy trì dự trữ tài chính đạt gần 400 tỷ USD, lạm phát được khống chế ở mức 5,8% và tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 0,3%. Đây là tiền đề quan trọng để ông Putin quyết định giao chính phủ lên kế hoạch hướng tới mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn của thế giới trong thời gian tới, cũng đồng nghĩa với việc nâng vị thế của Nga trong nền kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ vực dậy nền kinh tế, ông Putin còn tiến hành chiến dịch "bàn tay sắt" trong cuộc chiến chống tham nhũng. Sự kiên quyết, không khoan nhượng với nạn "quan tham" của nhà lãnh đạo Nga đã tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội Nga, bất chấp đời sống của họ trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh chung của đất nước.
Trong cuộc chiến đương đầu với các lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây, lợi thế cũng đang nghiêng về ông Putin khi bất đồng giữa các nước ở bên kia bờ Đại Tây Dương không ngừng gia tăng và ngày càng có nhiều tiếng nói ủng hộ Nga.
Xét trong bối cảnh chung hiện nay, có thể nói rằng những năm tháng khó khăn của nước Nga dưới thời ông Putin đã trôi qua. Nga đã xây dựng được nền tảng cơ bản, tạo đà cho sự phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu tối đa sự tác động từ bên ngoài, đồng thời tăng cường được vị thế trên trường quốc tế.
Không chỉ trở thành một trung tâm sức mạnh trong thế giới đa cực ngày nay, những hành động của Moscow trong năm 2016 đã chứng tỏ Nga tìm lại được vị thế cường quốc cũng như tạo điều kiện cho Tổng thống Vladimir Putin củng cố quyền lực.
Tin liên quan
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK