Xuất siêu vẫn thấp thỏm âu lo
Infographics: Ngành nông nghiệp xuất siêu 5,75 tỷ USD trong 6 tháng | |
Doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 12 tỷ USD | |
Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 306 tỷ USD |
Công chức Chi cục Hải quan Tân Thanh kiểm tra phương tiện XK qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: N. Thanh |
Tận dụng tốt các FTA
Nhìn vào kết quả XK cũng như xuất siêu của Việt Nam nửa đầu năm nay, ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thương mại dịch vụ, Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: việc các DN duy trì được những thị trường XK truyền thống lớn, đồng thời tận dụng khá tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là nguyên nhân quan trọng giúp XK thu về kết quả tăng trưởng 2 con số.
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kim ngạch XK hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước; 6 tháng ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều NK, kim ngạch NK hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước; 6 tháng ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. cán cân thương mại hàng hóa tháng 6/2022 ước tính xuất siêu 276 triệu USD; 6 tháng đầu năm 2022 ước tính xuất siêu 710 triệu USD (trong khi đó cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD). |
Nông, lâm, thuỷ sản là một trong những nhóm hàng có tăng trưởng XK khá ấn tượng trong nửa đầu năm nay với tổng trị giá XK đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) cho biết, bên cạnh đẩy mạnh sản xuất, ngành nông nghiệp cũng chủ động nghiên cứu, dự báo, tranh thủ cơ hội từ các FTA để thúc đẩy XK nông sản.
“Các đơn vị tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tuyến (online) đối với các sản phẩm đã được mở cửa, XK chính ngạch vào các thị trường lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Brazil; đồng thời, các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, New Zealand, Trung Đông cũng được khai thác tốt”, ông Nguyễn Văn Việt nói.
Bên cạnh điểm sáng trong XK nông, lâm, thuỷ sản, theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): việc tăng giá các mặt hàng nhiên liệu như dầu thô, than đá cũng góp phần tăng trị giá XK hàng hoá của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm.
"Việt Nam là một nước vừa XK, vừa NK nhiên liệu. Sự căng thẳng trong thời gian vừa qua, đặc biệt là xung đột giữa Nga và Ukraine đã góp phần đẩy mặt bằng giá nhiên liệu trên thế giới lên. Một mặt, Việt Nam phải NK xăng dầu, điều này cũng ảnh hưởng về trị giá NK đối với nhóm mặt hàng này. Mặt khác, Việt Nam lại XK dầu thô và than đá. Trong 6 tháng đầu năm, dù lượng XK các mặt hàng này giảm nhưng trị giá XK vẫn gia tăng. Điều này cho thấy sự cân bằng ở mức tương đối trong cán cân XNK đối với các mặt hàng liên quan đến năng lượng, nhiên liệu…", ông Trần Thanh Hải phân tích.
Thách thức từ chi phí đầu vào tăng cao
Bên cạnh yếu tố thuận lợi, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: thời gian qua, các DN sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng (giá vận tải, kho bãi, giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất vẫn ở mức cao khiến chi phí sản xuất của DN tăng). Một số nhóm hàng do các DN FDI sản xuất giảm sản lượng sản xuất do nhu cầu thị trường suy giảm đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng của cả sản xuất công nghiệp và XK. Đáng chú ý, các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc để phòng chống dịch đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và XK của Việt Nam như: làm giảm nhu cầu NK hàng hóa; chậm trễ trong giao nhận hàng hóa. “Tình hình XK hàng hóa qua biên giới đã được cải thiện hơn nhưng chưa ổn định. Tình trạng hàng hóa nằm chờ tại khu vực cửa khẩu vẫn diễn ra do lượng xe đổ về nhiều và quá đông so với năng lực thông quan”, lãnh đạo Bộ Công Thương nói.
Theo Bộ Công Thương, thời gian tới nguy cơ về gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng thương mại, địa chính trị leo thang; giá cước vận tải ở mức cao sẽ tạo thêm khó khăn cho hoạt động XNK. Mặc dù kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với Nga và Ukraine không lớn, song đây cũng là 2 quốc gia cung cấp nguồn nguyên liệu cơ bản, các loại nông sản như lúa mì, nguyên liệu như than, phân bón, các sản phẩm kim loại... Bởi vậy, khi xung đột kéo dài sẽ tác động đến giá cả trên thị trường toàn cầu, nhất là giá nguyên liệu đầu vào gia tăng.
Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh: “Giá cả các mặt hàng nhiên liệu và các mặt hàng cơ bản có thể sẽ còn tiếp tục tăng cao, ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào của DN. Đặc biệt, giá xăng dầu tăng cao làm cho giá thành vận chuyển tổng thể tiếp tục tăng. Đây là những yếu tố tác động bất lợi đến hoạt động XNK của Việt Nam…".
Một số chuyên gia kinh tế lưu ý, tình hình lạm phát ở rất nhiều quốc gia đang có dấu hiệu tăng cao, đặc biệt là tại các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU… sẽ kéo giảm nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng, gia dụng. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến XK của Việt Nam. Đây là khía cạnh mà các DN XNK phải quan tâm, có tính toán phương án ứng phó phù hợp.
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Đỗ Thắng Hải khẳng định: trong những tháng cuối năm, ngành Công Thương sẽ tập trung hỗ trợ DN khai thác tốt các FTA đã ký kết để tăng tốc XK và đẩy mạnh tiêu thụ trong nước; rà soát, kiến nghị các giải pháp nhằm giảm các loại thuế, phí hoặc đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng lớn trong trường hợp giá đầu vào của một số mặt hàng (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) tiếp tục tăng cao…
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics