Xuất khẩu thủy sản - đà tăng ngày một cao
![]() | Tăng trưởng ấn tượng, xuất khẩu thủy sản 4 tháng chạm mốc 3,6 tỷ USD |
![]() | EVFTA đang tạo nhiều lợi thế cạnh tranh cho thuỷ sản Việt |
![]() | Xuất khẩu thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao |
![]() |
Chế biến thủy sản tại Công ty Camimex. Ảnh: H.T |
Hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng cao
Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn, theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC), trong tháng 4/2022, hoạt động của công ty duy trì nhịp độ, với các kết quả thực hiện đều tăng. Trong đó, tôm thành phẩm chế biến được 1.742 tấn; nông sản thành phẩm 233 tấn, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo lãnh đạo FMC, nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu của công ty luôn đảm bảo, với kết quả khá. Với việc hoàn tất và thả nuôi vụ 2 ở khu đất mới 52 hecta, chắc chắn sẽ tạo nguồn nguyên liệu dồi đào, thực hiện các đơn hàng xuất khẩu cuối năm. "Từ tháng 5/2022, hoạt động sẽ khởi sắc rõ nét, nhất là mảng nông sản tới thời điểm giao hàng hàng loạt và tôm từ trại nuôi sẽ tập trung thu hoạch, sản lượng tôm chế biến và tiêu thụ cũng hứa hẹn tăng mạnh"- lãnh đạo công ty khẳng định.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong 4 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng, trong đó, tháng 4/2022, kim ngạch XK mang về trên 1 tỷ USD, tăng hơn 41% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng cao. Theo phân tích của bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, XK cá tra tăng gấp hơn 2 lần với doanh thu 297 triệu USD. Nhờ đó, tính luỹ kế 4 tháng đầu năm 2022, ngành cá tra thu về nguồn ngoại tệ trên 950 triệu USD, tăng 94%. Mặt hàng tôm vẫn duy trì được đà XK tăng trưởng cao, với mức 35% trong tháng 4, đạt 406 triệu USD, đưa kim ngạch tôm 4 tháng đầu năm nay lên 1,36 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Trọng lực chính vẫn nằm ở 2 thị trường Trung Quốc và Mỹ, chiếm tỷ trọng lần lượt là 32% và 24,5%. Cả hai thị trường đều ghi nhận tăng trưởng 3 con số trong 4 tháng đầu năm nay: Thị trường Trung Quốc tăng 161%, đạt 306 triệu USD; thị trường Mỹ tăng 128%, đạt hơn 232 triệu USD. Sau 2 năm kiềm chế vì dịch Covid -19, nhu cầu tại các thị trường hồi phục và bùng phát mạnh, nguồn cung tại các thị trường không đủ đáp ứng, lạm phát giá gia tăng. Xung đột giữa Nga và Ukraine càng làm cho nguồn cung thuỷ sản toàn cầu thêm bất ổn, nhất là các sản phẩm cá thịt trắng. Các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã "chớp" được những cơ hội vàng để gia tăng XK và chốt được những hợp đồng giá cao hơn nhiều so với năm 2021.
Tại thị trường Mỹ, XK tôm, cá tra và các mặt hàng chủ lực khác đều ghi nhận tăng trưởng cao vọt so với năm trước, nhất là mặt hàng cá tra. Sản lượng cá da trơn của Mỹ giảm, lạm phát cao, thuế chống bán phá giá giai đoạn này đang có lợi cho nhiều doanh nghiệp cá tra; cùng với đó số lượng doanh nghiệp cá tra được phép XK sang Mỹ tăng, giá XK cá tra trung bình sang Mỹ đạt đỉnh… Đó là 5 yếu tố chính khiến cho XK cá tra sang Mỹ 4 tháng đầu năm tăng cao. Tổng trị giá XK thuỷ sản sang Mỹ trong tháng 4 tăng khoảng 79% đạt trên 266 triệu USD. Tính đến hết tháng 4, XK thuỷ sản sang Mỹ thu về 842 triệu USD, tăng 74% so với cùng kỳ năm 2021.
Hiện nay, tình trạng lạm phát kỷ lục đang diễn ra ở Mỹ do chuỗi cung ứng đứt gãy và tác động của khủng hoảng Ukraine, giá cả tăng chóng mặt, nhu cầu nhu yếu phẩm thiết yếu, trong đó có thực phẩm, thủy sản tăng mạnh nên sắp tới là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp XK cá tra đông lạnh sang thị trường này. VASEP dự báo, trong quý 2/2022, xuất khẩu thủy sản đặc biệt là cá tra sang các thị trường lớn tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao, nhất là châu Âu khi nhu cầu tiêu thụ gia tăng do giá cá tra cạnh tranh và có thể lấp khoảng trống ở một số phân khúc với sản phẩm cá thịt trắng như cá tuyết, cá minh thái bị thiếu hụt nguồn cung từ Nga.
Tăng đều ở nhiều thị trường
Kết quả XK thuỷ sản trong 4 tháng đầu năm nay gần chạm mốc 3,6 tỷ USD, đây là kết quả tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây. Ngoài thị trường Mỹ và Trung Quốc có kim ngạch XK thủy sản tăng ấn tượng, XK thủy sản sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều thị trường khác trong 4 tháng đầu năm đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số. Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục chiếm trọng lực chính, quyết định tốc độ tăng trưởng của XK thuỷ sản Việt Nam trong những tháng tới. Dự báo XK thuỷ sản quý 2 sẽ đạt 2,8 – 3 tỷ USD, tăng khoảng 36-38% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo bà Lê Hằng, việc Trung Quốc kiên định với chính sách "Zero Covid", tăng cường kiểm dịch với thủy sản đông lạnh là khó khăn chung của tất cả thị trường xuất khẩu thủy sản, không riêng Việt Nam. Tuy nhiên, việc phong tỏa, kiểm dịch ở Trung Quốc cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc xuất khẩu thủy sản vì các doanh nghiệp đã quen và thích nghi với điều này trong hai năm qua. XK thuỷ sản sang Trung Quốc trong tháng 4 tăng gấp hơn 2 lần đạt 216 triệu USD. Luỹ kế tới hết tháng 4/2022, XK thuỷ sản sang thị trường này ước đạt 578 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ năm trước. Riêng mặt hàng cá tra chiếm 53% XK thuỷ sản sang thị trường này.
Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, trong những tháng đầu năm nay xuất khẩu thủy sản bật tăng mạnh, đây là tín hiệu đáng mừng. Với đà tăng trưởng này, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tin sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 9 tỷ USD trong năm 2022. Tuy nhiên, đối với mặt hàng cá tra, trong bối cảnh thị trường biến đổi liên tục với nhiều ẩn số và sự cạnh tranh gay gắt thì người nuôi cá cần phải liên kết với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để nắm nhu cầu của thị trường, truy suất nguồn gốc. Cả chuỗi ngành hàng phải liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trên trường quốc tế.
Tin liên quan

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm
16:29 | 02/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online
16:39 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu
13:40 | 30/06/2025 Cần biết

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững
10:22 | 28/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%
15:49 | 27/06/2025 Cần biết

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ
11:02 | 27/06/2025 Xu hướng

Nam Á – thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt
20:52 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Chưa hết nửa năm, nhập khẩu gần 100.000 ô tô
14:47 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Cơ hội bứt phá của cá tra Việt khi Hoa Kỳ áp mức thuế 0%
14:13 | 26/06/2025 Xu hướng

Bình Dương thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp thế hệ mới
17:32 | 25/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thế nào để xuất khẩu bền vững vào Nhật Bản?
11:54 | 25/06/2025 Xu hướng

Đến năm 2030, Nghệ An sẽ có 9 khu bến cảng
09:27 | 25/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Các đại dự án bất động sản: Cú hích mới cho thị trường phát triển

Khởi tố 19 đối tượng có hành vi sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh giả

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng số định danh cá nhân của người đại diện làm mã số thuế

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng số định danh cá nhân của người đại diện làm mã số thuế

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Doanh nghiệp SME siêu nhỏ được tái cấp hạn mức hoàn toàn tự động trên BIZ MBBANK

Vietnam Post hỗ trợ nhận, trả kết quả thủ tục hành chính sau sáp nhập tỉnh thành

Việt Nam có 5 tỷ phú USD trong danh sách của Forbes

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Máy móc, thiết bị của DN chế xuất không lưu giữ tại kho thuê ngoài

Hải quan triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng

Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết

Thanh Hóa kiểm soát chuỗi giá trị, mở rộng thị trường số

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc

C.P. Việt Nam không vi phạm quy định về an toàn thực phẩm khi cung cấp thịt heo, thịt gà

Chủ động ứng phó khi thị trường xăng dầu biến động

Giá bán gas trong nước giảm mạnh

Quế Việt Nam trở thành “vàng nâu” triệu đô toàn cầu

Trung tâm Giao dịch bất động sản dự kiến vận hành vào đầu năm 2026
