Facebook Twitter youtube Tiktok

Xuất khẩu gập ghềnh nửa cuối năm

(HQ Online) - Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hàng hoá ghi nhận tăng trưởng khá khả quan. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh, chính sách “Zero Covid” tại Trung Quốc cũng như chi phí đầu vào tăng cao đang là những thách thức không nhỏ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng xuất khẩu trong nửa cuối năm.

Gần 37 tỷ USD xuất nhập khẩu nửa cuối tháng 3
Vinatex lo đơn hàng giảm đột ngột nửa cuối năm
Con đường phục hồi của kinh tế châu Âu vẫn còn "gập ghềnh"
Dệt may là một trong những ngành hàng XK lớn dự báo sẽ phải đối mặt không ít khó khăn trong nửa cuối năm. 	Ảnh: N.Thanh
Dệt may là một trong những ngành hàng XK lớn dự báo sẽ phải đối mặt không ít khó khăn trong nửa cuối năm. Ảnh: N.Thanh

Động lực từ các FTA

Sụt giảm trong tháng 5/2022, nhưng tính chung 5 tháng đầu năm nay, XK hàng hoá vẫn thu về 152,96 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Đại diện Bộ Công Thương cho biết, khu vực DN trong nước tăng cao (tăng 21,2%), cao hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 14,8%). “Điều này tiếp tục cho thấy nỗ lực của các DN trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Ở góc độ ngành hàng, kim ngạch XK nhóm hàng công nghiệp chế biến trong 5 tháng đầu năm tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động XK với kim ngạch ước đạt 131,39 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 85,9% trong tổng kim ngạch XK chung.

Dệt may là một trong những ngành hàng công nghiệp chế biến XK điển hình ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong những tháng đầu năm với lượng đơn hàng dồi dào. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, với hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) được thực thi, mới nhất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, chính là động lực để các DN cơ cấu lại cũng như mở rộng thị trường XK. “Ở góc độ nhất định, việc Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách “Zero Covid” cũng tạo thuận lợi cho dệt may Việt Nam có thêm nhiều đơn hàng khi đón nhận sự chuyển dịch đầu tư của các nước từ Trung Quốc sang Việt Nam”, ông Giang nói.

Bên cạnh dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ cũng là ngành hàng khá điển hình gặt hái không ít “trái ngọt” trong những tháng đầu năm. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thông tin, 5 tháng đầu năm 2022, XK gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả này, khả năng kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ tăng 8% trong nửa đầu năm 2022 là hoàn toàn khả thi.

“Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị chưa có hồi kết, cùng với tình hình dịch bệnh khó lường, các DN ngành gỗ đã khá linh hoạt, sáng tạo giải quyết khó khăn. Bên cạnh đó, động lực từ các FTA thế hệ mới đã hỗ trợ ngành chế biến gỗ Việt Nam đẩy mạnh XK ra nhiều thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với mặt hàng của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia không có FTA”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhấn mạnh.

Thách thức với chi phí tăng cao

Bộ Công Thương nhận định, thời gian tới, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và việc triển khai các FTA của Việt Nam được thực thi một cách đầy đủ với thuế quan ưu đãi hơn cùng với những cam kết về tạo thuận lợi giảm thiểu các rào cản sẽ là thuận lợi lớn cho sản xuất, XK của Việt Nam. Bên cạnh đó, làn sóng chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài với quy mô sản xuất lớn và mạng lưới khách hàng rộng khắp sẽ là động lực mới cho hoạt động XNK.

Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức bủa vây XK hàng hoá nửa cuối năm không hề nhỏ khi xu hướng bảo hộ vẫn đang tiếp diễn. Việc dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc cùng chính sách “Zero-Covid” ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hoá và cả hoạt động XK hàng hoá qua biên giới của Việt Nam. Ngoài ra, giá cước vận tải đang ở mức cao, giá năng lượng và các mặt hàng nguyên vật liệu đang gia tăng mạnh; xung đột Nga-Ukraine cũng tác động nhiều đến hoạt động XNK của nước ta.

Từ góc độ DN cụ thể, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết: vào quý 4/2021, DN nhận định thị trường dệt may năm 2022 sẽ phục hồi quay trở lại, thậm chí tốt hơn thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19. Tuy nhiên, hiện nay Tổng công ty May 10 phải thay đổi nhận định thị trường của quý 3 và quý 4/2022 năm nay. Nhà máy có thể rơi vào vòng luẩn quẩn là giá cả đầu vào tăng cao dẫn tới không dám sản xuất, không sản xuất nghĩa là đình trệ, DN gặp khó khăn nhưng nếu sản xuất trong bối cảnh giá cả tiếp tục tăng thì lại lỗ. “Nhìn chung, có thể hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty May 10 trong nửa đầu năm vẫn tốt nhưng nửa cuối năm sẽ đối mặt khó khăn”, ông Việt nói.

Tương tự, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) chia sẻ, mặc dù đến thời điểm này nhiều DN trong ngành gỗ đã kín đơn hàng đến hết quý 3/2022 nhưng gỗ không giống như các mặt hàng khác, con số đơn hàng này chỉ mang tính tương đối. Vị này nhấn mạnh: “Lạm phát tăng khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Chi phí vận chuyển đang rất cao đã tác động không nhỏ đến lợi nhuận của DN. Có những mặt hàng đồ gỗ XK vào thị trường Hoa Kỳ giá trị sản phẩm nằm trong container thấp hơn nhiều so với giá vận chuyển. XK ngành gỗ đang nằm trong nhóm tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, năm nay tỷ trọng tăng trưởng so với những năm trước sẽ thấp hơn. Dự báo tăng trưởng kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ năm nay chỉ đạt con số 5%-7% chứ khó đạt con số 19% như năm 2021”, ông Nguyễn Liêm nhận định.

Theo một số chuyên gia kinh tế, riêng ở khía cạnh các FTA, cơ hội đem lại cho DN rất lớn, song do một số hạn chế, các DN chưa tận dụng hết các cơ hội. Trong đó, năng lực tự chủ về logistics được coi là một trong những rào cản khá lớn. Vì vậy, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics, xây dựng được đội tàu siêu trường, siêu trọng cùng hạ tầng logistics hiện đại để đáp ứng nhu cầu XNK, không phụ thuộc vào đội tàu của các DN nước ngoài như hiện nay. “Bên cạnh đó, các DN cần cải thiện các mô hình kinh doanh, nâng cấp sản phẩm, dịch vụ, tái sắp xếp chuỗi cung ứng đầu vào để tận dụng triệt để ưu đãi thuế quan từ các FTA và thâm nhập vào thị trường mới”, ông Đỗ Xuân Lập nói.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

(HQ Online) - Xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2024 sang thị trường EU đã rời vị trí top đầu xống vị trí thứ 4. Các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội XK cá tra sang EU trong năm nay.
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

(HQ Online) - Kết thúc năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng 50,81 tỷ USD) so với năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 380,76 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 54,41 tỷ USD), theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

(HQ Online) - Năm 2024, xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới với 786,29 tỷ USD, trong đó có nhiều kết quả nổi bật từ các thị trường, ngành hàng trọng điểm.
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 205,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên thương mại giữa hai nước cán mốc 200 tỷ USD, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

(HQ Online) - Thương mại Việt Nam – Trung Quốc cán mốc kỷ lục mới 200 tỷ USD trong năm 2024, tuy nhiên, thâm hụt của nước ta ngày càng lớn.
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

(HQ Online) - XK rau quả của Việt Nam năm 2024 đạt trên 7,12 tỷ USD; với sự liên kết, sản xuất quy mô lớn, XK rau quả đang hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2030.
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu

Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu

(HQ Online) - Bắc Giang đã vượt qua nhiều tên tuổi lớn để trở thành địa phương có quy mô kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 4 cả nước, theo cập nhật của Tổng cục Hải quan.
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD

Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD

(HQ Online) - Mặc dù chỉ ra nhiều thách thức sẽ phải đối mặt trong năm 2025, nhưng ngành Thủy sản Việt Nam tự tin xuất khẩu sẽ đạt 11 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỳ lục mới 747,13 tỷ USD, tăng 14,7% (tương ứng tăng 95,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Bối cảnh năm 2024 khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng với tinh thần sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng với giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD.
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Từ đầu năm đến 15/12, có 6 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch tăng thêm từ 1 tỷ USD trở lên, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

(HQ Online) - Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao (gần 25 tỷ USD).
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD

Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD

(HQ Online) - Dù chưa hết năm, nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đã đạt được mức cao nhất lịch sử và có thể lập mốc mới hơn 400 tỷ USD.
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ

Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moskva nhìn thấy cơ hội nhỏ để đạt được các thỏa thuận với chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc

Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc

Với sự hiện diện ngày càng lớn, các thương hiệu xe Trung Quốc đang dần khẳng định vị thế tại một trong những thị trường ôtô khắt khe nhất thế giới.
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

Từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng nghìn phần quà cho khách hàng mới, tổng giá trị lên tới 13 tỷ đồng.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chỉ riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động