Facebook Twitter youtube Tiktok

Xuất khẩu bền vững sang EU, doanh nghiệp phải “xanh”

(HQ Online) - Từ năm thứ 3 trong lộ trình thực thi EVFTA, những lợi thế đã phần nào bị ảnh hưởng, bởi EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao, gia tăng các yêu cầu về chất lượng đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, phát triển bền vững… với hàng hóa nhập khẩu.
Giữ vững chữ "tín" để ổn định xuất khẩu nông sản sang EU Doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu “xanh” Doanh nghiệp “xanh hóa” để rộng đường xuất khẩu TPHCM hướng đến hành trình tăng trưởng xanh, tầm nhìn cho tương lai bền vững
Toàn cảnh tọa đàm.
Toàn cảnh tọa đàm.

Tiêu chuẩn của EU ngày càng cao

Tại tọa đàm “Chuyển đổi xanh - Yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp xuất khẩu sang EU” do Tạp chí Công Thương tổ chức, ngày 19/9, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, trong Hiệp định EVFTA có một chương là Phát triển bền vững. Vấn đề phát triển bền vững trong EVFTA đề cập đến hai lĩnh vực, một là về môi trường và hai về lao động.

Về môi trường, trong EVFTA đề cập đến bốn khía cạnh chính gồm: biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản và quản lý phát triển, bảo tồn các sinh vật biển và nuôi trồng thủy sản.

Theo ông Ngô Chung Khanh, đối với cơ chế thực thi, EVFTA không phải hiệp định thương mại thông thường mà đây là một hiệp định có yếu tố rất quan trọng về phát triển bền vững. “EVFTA là một hiệp định thiên nhiều về phát triển bền vững, cho nên các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang EU một cách bền vững cần hết sức quan tâm đến vấn đề phát triển vững, quan tâm vấn đề môi trường, quan tâm đến lao động”, ông Ngô Chung Khanh nhấn mạnh.

EVFTA cũng là một hiệp định đầu tiên có một cơ chế thực thi khá rõ ràng. Hai bên đồng ý thiết lập Ủy ban về phát triển bền vững và có đại diện của Chính phủ, cơ quan quản lý của hai bên thường xuyên hàng năm hoặc định kỳ gặp gỡ để rà soát tiến trình thực thi của cả hai phía, trong đó nêu ra những kinh nghiệm cũng như các vấn đề cần xử lý.

Bên cạnh đó, EU sẽ có những quy định đối với vấn đề vấn đề về môi trường hay về vấn đề lao động. Chẳng hạn như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), hay các quy định liên quan đến chống phá rừng và sắp tới là đạo luật chuỗi cung ứng. Theo đó, các quy định thông thường thường không đánh vào các nhà xuất khẩu mà chủ yếu là vào các nhà nhập khẩu, tức là các chủ thể của EU và các chủ thể EU sẽ phải có trách nhiệm quản lý chuỗi cung ứng của mình để đảm bảo được yêu cầu do EU đặt ra.

Song song, ông Ngô Chung Khanh cũng nhấn mạnh đến xu hướng của người tiêu dùng tại thị trường EU. Hiện nay, người tiêu dùng càng ngày quan tâm cách chúng ta làm ra sản phẩm, các sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường hay không, có bền vững hay không và đối xử người lao động như thế nào? Cần nhìn cả hai cạnh, từ phía quy định của EU và từ chính người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Hồng Loan, Chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của CBAM phân tích thêm, thị trường EU vốn là thị trường có tiêu chuẩn liên quan đến môi trường rất cao và các quy định của EU đối với các sản phẩm trong nước liên quan đến môi trường đã được quy định từ rất sớm từ những năm 1987. Tuy nhiên gần đây các quy định này được quy định chặt chẽ hơn, tăng tốc hơn, bắt đầu từ việc EU phê duyệt Thỏa thuận xanh với mục tiêu giảm 55% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với năm 1990 và hướng tới mục tiêu rất tham vọng đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

“Cùng với quy định này họ đưa ra các đề xuất khác nhau, toàn diện trong tất cả các lĩnh vực để đảm bảo đạt được mục tiêu này và bao trùm tất cả các lĩnh vực từ nông, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, hàng không và những quy định này khi mà áp dụng đối với hàng hóa châu Âu thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng với với các sản phẩm xuất khẩu sang châu Âu như của Việt Nam”, bà Nguyễn Hồng Loan thông tin.

Đặc biệt quy định gần đây được phê duyệt vào tháng 5/2003 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10 năm nay là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU đã đưa định giá carbon của EU để áp với các sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, EU cũng đưa ra một lộ trình chuyển tiếp từ nay đến năm 2026 và tỉ lệ mà chúng ta phải chi trả chứng chỉ CBAM cũng sẽ tăng dần từ năm 2026 đến năm 2034.

Theo bà Nguyễn Hồng Loan, các tiêu chuẩn xanh của châu Âu đang được áp dụng rộng rãi hơn và sâu rộng hơn. Đối với các doanh nghiệp, trước đây các tiêu chuẩn này có thể được áp dụng rất nhỏ lẻ và mang tính chất tự nguyện thì bây giờ các doanh nghiệp của Việt Nam khi xuất khẩu sang châu Âu sẽ phải mang tính chất bắt buộc hơn.

Không để “nước đến chân mới nhảy”

Cùng phân tích về vấn đề chuyển đổi xanh, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, chắc chắn những tiêu chuẩn xanh hay bền vững của EU sẽ bao trùm gần như tất cả những sản phẩm được xem là thế mạnh của chúng ta khi xuất khẩu vào thị trường EU. Chẳng hạn như nông thủy sản, đồ gỗ, dệt may, da giày… Cho nên chắc chắn số lượng, phạm vi các doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng là lớn.

Đây cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp, bởi các tiêu chuẩn này không phải đặt ra, sau đấy tuân thủ là xong mà đây là một chuỗi những thay đổi “xanh” dần, bền vững dần. Tức là các doanh nghiệp nếu muốn tuân thủ thì phải thường xuyên theo dõi mới đảm bảo được.

“Năm nay có thể hàng hóa xuất khẩu của chúng ta tuân thủ nhưng đến sang năm chưa chắc tuân thủ các yêu cầu về xanh, bền vững nữa, bởi các yêu cầu đã được tăng lên theo lộ trình rồi”, bà Nguyễn Thị Thu Trang phân tích đồng thời nhấn mạnh, việc thích ứng với những tiêu chuẩn đòi hỏi nỗ lực, nhận thức và chi phí rất lớn của các doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang thông tin, trong cuộc khảo sát tháng 8 vừa qua cho thấy các doanh nghiệp của Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề này. Gần 70% doanh nghiệp được khảo sát đã biết về Chương trình từ nông trại đến bàn ăn của EU trong chiến lược xanh áp dụng đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm; gần 80% doanh nghiệp có liên quan biết đến luật chống phá rừng của EU; chiến lược dệt may có gần 60% doanh nghiệp khảo sát biết đến. Về CBAM tỷ lệ doanh nghiệp quan tâm ít hơn, bởi hiện nay EU mới giới hạn ở 6 loại sản phẩm, trong đó phần lớn không phải là những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu.

“Các quy định không phải áp dụng ngay theo lộ trình. Đây chính là cơ sở để từ biết đến, chúng ta có hành động và có sự chuẩn bị. Chúng ta không nên quá lo lắng nhưng cũng không nên không làm gì cả”, bà Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ.

Ngọc Linh

Tin liên quan

Kinh tế Hà Nội ghi nhận nhiều điểm sáng trong nửa đầu năm

Kinh tế Hà Nội ghi nhận nhiều điểm sáng trong nửa đầu năm

(HQ Online) - 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP Hà Nội ước tính tăng 6% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 tăng 5,53%; quý 2 tăng 6,44%). Nhiều ngành và lĩnh vực của TP Hà Nội tăng trưởng toàn diện, đặc biệt hoạt động sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định.
Gần 80,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

Gần 80,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

(HQ Online) - Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 6, cả nước có 15,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 143 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký 85,6 nghìn lao động, tăng 19,1% về số doanh nghiệp, tăng 53,4% về vốn đăng ký và tăng 17,9% về số lao động so với tháng 5/2024.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD trong nửa đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD trong nửa đầu năm

(HQ Online) - 6 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.
(Infographics) Hơn 336 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/6

(Infographics) Hơn 336 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/6

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 336,48 tỷ USD, tăng 16,2% (tương ứng tăng 46,81 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Giá giảm, xuất khẩu thuỷ sản bị ảnh hưởng

Giá giảm, xuất khẩu thuỷ sản bị ảnh hưởng

(HQ Online) - Yếu tố thị trường đang chi phối giá xuất khẩu và giá nguyên liệu thủy sản của Việt Nam.
Xuất nhập khẩu đạt hơn 336 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đạt hơn 336 tỷ USD

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2024 (1-15/6/2024) đạt 31,13 tỷ USD, giảm 4,9% (tương ứng giảm 1,61 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 5/2024.
Xuất nhập khẩu đạt hơn 31 tỷ USD trong nửa đầu tháng 6

Xuất nhập khẩu đạt hơn 31 tỷ USD trong nửa đầu tháng 6

(HQ Online) - Theo số liệu thống kê mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, nửa đầu tháng 6 (1-15/6), kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì ở mức cao.
Thương mại Việt - Nga đạt 2 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024

Thương mại Việt - Nga đạt 2 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024

(HQ Online) - 5 tháng qua, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga đều có tăng trưởng khá và cán cân thương mại ở mức tương đối cân bằng.
(Infographics) 4 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(Infographics) 4 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 5/2024, cả nước có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh

(HQ Online) - Trong khi lượng gạo xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á tăng mạnh, thì kết quả ở thị trường Trung Quốc lại trái ngược.
6 thị trường xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

6 thị trường xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta duy trì được đà tăng trưởng ấn tượng, trong đó có 6 thị trường tăng 1 tỷ USD trở lên.
Hết tháng 5 cả nước chi hơn 147 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa

Hết tháng 5 cả nước chi hơn 147 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa

(HQ Online) - Nửa cuối tháng 5, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm, nhưng tính chung 5 tháng vẫn đạt tăng trưởng cao.
Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 14,9%

Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 14,9%

(HQ Online) - Hết tháng 5, hoạt động xuất khẩu vẫn duy trì được đà tăng 2 con số với kim ngạch đạt 156,28 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tăng gần 25 tỷ USD

Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tăng gần 25 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 5, kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 13,7%.
(Infographics) 6 địa phương xuất khẩu chục tỷ đô

(Infographics) 6 địa phương xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 5, cả nước có 6 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên, tăng 2 địa phương so với cùng kỳ 2023 (2 địa phương mới là Hải Phòng và Bắc Giang).
Hải Phòng, Bắc Giang vào nhóm xuất khẩu chục tỷ đô

Hải Phòng, Bắc Giang vào nhóm xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 5, cả nước có 6 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên, trong đó có 2 tên mới là Hải Phòng và Bắc Giang.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
acecook-tra-quyen-loi-talkshow-2-thang

Tin mới

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm Hàn Quốc

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm Hàn Quốc

Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam được tổ chức trang trọng ngay tại Sân bay quân sự Seongnam.
Ngành du lịch đóng góp tích cực vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Ngành du lịch đóng góp tích cực vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tính chung 6 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.098,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp vẫn chưa thể hoàn toàn phục hồi như trước dịch Covid-19

Sản xuất công nghiệp vẫn chưa thể hoàn toàn phục hồi như trước dịch Covid-19

Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 còn một số khó khăn, chưa thể hoàn toàn phục hồi như trước dịch Covid-19.
Hải quan TP Hồ Chí Minh:  Nhiều sáng kiến phát triển quan hệ đối tác

Hải quan TP Hồ Chí Minh: Nhiều sáng kiến phát triển quan hệ đối tác

Để kết nối, đồng hành, hỗ trợ hơn 50.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) qua địa bàn, Cục Hải quan TPHCM đã có nhiều sáng kiến triển khai chương trình nhằm kết nối, thắt chặt mối quan hệ giữa hai bên.
Kinh tế Hà Nội ghi nhận nhiều điểm sáng trong nửa đầu năm

Kinh tế Hà Nội ghi nhận nhiều điểm sáng trong nửa đầu năm

6 tháng đầu năm, kinh tế - xã hội TP Hà Nội tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, an sinh xã hội được đảm bảo.
(MEGASTORY) Thanh Hóa: Đưa cảng biển làm đòn bẩy phát triển kinh tế-xã hội

(MEGASTORY) Thanh Hóa: Đưa cảng biển làm đòn bẩy phát triển kinh tế-xã hội

Nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là điểm kết nối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Hồng… hệ thống cảng biển Thanh Hóa được đánh giá cao về mặt vị trí địa lý, trong đó hạt nhân là Cảng biển Nghi Sơn - đầu mối giao
LONGFORM: Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33:  Nâng tầm đối ngoại đa phương của Hải quan Việt Nam

LONGFORM: Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33: Nâng tầm đối ngoại đa phương của Hải quan Việt Nam

Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN (DG) là cơ chế hợp tác cao nhất của Hải quan ASEAN, được tổ chức thường niên và luân phiên giữa các cơ quan Hải quan ASEAN.
Hải quan Việt Nam – Hoa Kỳ nâng tầm quan hệ hợp tác trong giai đoạn mới

Hải quan Việt Nam – Hoa Kỳ nâng tầm quan hệ hợp tác trong giai đoạn mới

Từ ngày 11 đến 19/5/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã thăm và làm việc với Hải quan Hoa Kỳ.
Nhiều doanh nghiệp mong muốn tham gia Chương trình tự nguyện tuân thủ

Nhiều doanh nghiệp mong muốn tham gia Chương trình tự nguyện tuân thủ

Qua triển khai, mức độ tuân thủ của nhiều doanh nghiệp thành viên có sự cải thiện so với thời điểm trước khi tham gia Chương trình.
24/28 địa phương khu vực phía Bắc có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương

24/28 địa phương khu vực phía Bắc có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương

Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực phía Bắc trong 6 tháng 2024 ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ, trong đó, 24/28 địa phương trong vùng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương.
Phiên bản di động