Xu hướng thị trường thay đổi, hướng đi nào để xuất khẩu cao su bền vững?
Khan hiếm nguồn cung, tiêu thụ ô tô tăng giúp giá cao su tăng cao | |
Xuất khẩu cao su sang các thị trường lớn tiếp tục tăng? |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Cao su thiên nhiên bền vững nhiều cơ hội
Báo cáo “Sản xuất cao su thiên nhiên bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề quan tâm” vừa được Tổ chức Forest Trends công bố cho thấy Việt Nam là quốc gia lớn thứ ba trên thế giới về lượng cung cao su thiên nhiên.
Giống như một số ngành hàng nông, lâm nghiệp khác, động lực phát triển của ngành cao su của Việt Nam là dựa vào xuất khẩu. Hai mặt hàng xuất khẩu chính hiện tại của ngành bao gồm cao su thiên nhiên và sản phẩm cao su. Ngoài 2 nhóm sản phẩm xuất khẩu này, còn có các sản phẩm gỗ được làm từ gỗ cao su xuất khẩu.
Ở góc độ nhu cầu thị trường thế giới về cao su thiên nhiên bền vững, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách (Tổ chức Forest Trends) cho biết, tiêu thụ cao su trên thế giới đang có nhiều thay đổi. Các quy định về tính hợp pháp và bền vững đối với nguồn cao su nguyên liệu đầu vào tạo sản phẩm ngày càng chặt chẽ. Bên cạnh đó, nhu cầu về cao su thiên nhiên bền vững đang hiện hữu tại Việt Nam.
Thời gian vừa qua, Công ty Yulex– một công ty toàn cầu hiện đang sử dụng cao su thiên nhiên có chứng chỉ bền vững FSC đã thực hiện các chuyến khảo sát tới một số công ty cao su và các hộ tiểu điền để tìm hiểu khả năng thực hiện các liên kết nhằm thúc đẩy sản xuất cao su bền vững tại Việt Nam.
Đại diện Công ty Yulex đã đưa ra các cam kết mạnh mẽ về bao tiêu đầu ra sản phẩm và trả giá cao hơn giá thị trường đối với sản phẩm cao su thông thường nếu các đơn vị này có nguồn cung cao su thiên nhiên bền vững, đặc biệt là cao su có chứng chỉ FSC cho Yulex.
Tương tự, Công ty Weber and Schaer – một công ty toàn cầu với 170 năm kinh nghiệm về mảng cao su có trụ sở chính tại Đức đã có nhiều hoạt động khảo sát và thương mại tại Việt Nam, đồng thời đưa ra các cam kết tương tự trong việc bao tiêu sản phẩm và trả giá cao hơn đối với mặt hàng cao su thiên nhiên bền vững. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về thị trường nếu Việt Nam sản xuất được mặt hàng này trong tương lai.
Tạo khung pháp lý thúc đẩy quản lý rừng cao su
Nhận định sản xuất cao su thiên nhiên bền vững trong tương lai là hướng đi tất yếu của Việt Nam, ông Tô Xuân Phúc cho rằng, đây là cơ hội cho Việt Nam nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị sản phẩm đầu ra, đồng thời giúp cho việc đảm bảo tuân thủ với các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, xã hội trong các khâu sản xuất.
Trên thế giới hiện có 2 hệ thống chứng chỉ bền vững gồm PEFC (Chương trình xác nhận chứng chỉ rừng) và FSC (Hội đồng quản lý rừng). Các tiêu chí FSC được coi là khắt khe hơn so với PEFC.
Việt Nam đã phát triển Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS). Hiện hệ thống này được PEFC công nhận. Đến nay, Việt Nam đã có khoảng 97.300 ha diện tích cao su đạt chứng chỉ VFCS. Toàn bộ diện tích này của các công ty cao su nhà nước.
“Mặc dù tốc độ mở rộng diện tích đạt chứng chỉ nhanh, tuy nhiên các diện tích đạt chứng chỉ vẫn chưa xứng với tiềm năng của ngành. Toàn bộ các diện tích cao su tiểu điền đến nay chưa đạt được chứng chỉ. Đặc biệt, Việt Nam chưa có diện tích nào đạt chứng chỉ FSC cho thấy một số hạn chế hiện nay của ngành”, ông Tô Xuân Phúc nói.
Nguyên nhân là do nhiều công ty cao su chưa quan tâm thích đáng đến việc sản xuất cao su có chứng chỉ; đồng thời do hạn chế về nguồn thông tin hoặc do doanh nghiệp mới chỉ ưu tiên trọng tâm vào các thị trường xuất khẩu chưa đòi hỏi các loại hình chứng chỉ như Trung Quốc.
Theo bà Phan Trần Hồng Vân, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, trước những thách thức, yêu cầu của thị trường, VRG đã đề xuất kế hoạch hành động vì phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, khuyến khích các hội viên sớm xây dựng chương trình phát triển bền vững theo điều kiện phù hợp.
Ngoài ra, Hiệp hội đã xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam”. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 82 sản phẩm của 29 nhà máy thuộc 17 doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam”.
Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển bền vững ngành cao su, bà Vân nhấn mạnh: “Nhà nước cần tạo khung pháp lý thúc đẩy và khuyến khích các mô hình quản lý rừng cao su bền vững, nông, lâm kết hợp, bảo vệ môi trường và hướng đến đạt chứng nhận quốc gia hoặc quốc tế…”
Về phía các doanh nghiệp, cần xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phát triển bền vững theo pháp luật quốc gia và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết; đồng thời xây dựng các mô hình liên kết, hỗ trợ nông dân cao su tiểu điền tham gia chương trình phát triển cao su bền vững của doanh nghiệp, tạo nguồn cao su bền vững để cung cấp cho thị trường, góp phần xây dựng thương hiệu và uy tín của ngành cao su Việt Nam...
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên từ Việt Nam đạt gần 3,3 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su đạt 3,7 tỷ USD. 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 599,43 nghìn tấn, trị giá 1,05 tỷ USD, tăng 8,9% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. |
Tin liên quan
Việt Nam mới có 2 nông sản chủ lực được đăng ký bảo hộ
16:24 | 04/12/2023 Kinh tế
Xuất khẩu lốp xe của Việt Nam tăng trưởng tốt
20:14 | 28/03/2023 Xuất nhập khẩu
Ngành cao su cần kế hoạch dài hơi để phát triển bền vững hơn
13:50 | 21/11/2022 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics