Xây dựng chính sách thu - chi ngân sách linh hoạt, phù hợp với bối cảnh
Bội chi ngân sách giai đoạn 2022-2024 khoảng 3,8% GDP | |
Phối hợp linh hoạt, hiệu quả các chính sách để phục hồi kinh tế | |
Áp lực đảm bảo mức bội chi ngân sách nhà nước |
Thời gian tới cần xây dựng chính sách - thu chi hợp lý với bối cảnh mới. Ảnh: Internet. |
Tăng hỗ trợ, giảm chi không cần thiết
Theo Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính, thời gian qua, dịch Covid- 19 bùng phát đã tác động tiêu cực, nghiêm trọng tới kinh tế - xã hội của Việt Nam và thế giới. Trước tình hình đó, cùng với việc sử dụng nhiều nhóm giải pháp hỗ trợ (tài khóa, tiền tệ, cắt giảm chi phí,...), Nhà nước cũng đã có nhiều giải pháp để điều chỉnh nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, duy trì và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với bối cảnh, điều kiện của đất nước, đồng thời tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
Về chi ngân sách nhà nước, trong năm 2021, ngân sách nhà nước đã được thực hiện chặt chẽ, tiết kiệm, đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh, an sinh xã hội. Chính phủ đã ban hành các nghị quyết để triển khai thực hiện, trong đó yêu cầu triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, ưu tiên đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước và huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác cho công tác phòng chống dịch.
Trong đó, thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung cho phòng, chống dịch Covid-19; điều chỉnh, cắt giảm, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi, đảm bảo cân đối và phấn đấu giữ mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2021 trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định.
Năm 2021 đã thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của dịch Covid-19 với số tiền khoảng 140 nghìn tỷ đồng.
Đơn cử như báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Nghệ An, thời gian qua, ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí kinh phí kịp thời cho ngành y tế.
Trong dự toán đầu năm, ngân sách tỉnh Nghệ An đã bố trí cho lĩnh vực y tế tỷ trọng tương đối lớn. Cụ thể, năm 2021, ngân sách chi cho công tác phòng chống dịch là 418 tỷ đồng (gấp 2,3 lần năm 2020), trong đó, chi cho ngành y tế là 210 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 50%), chủ yếu là kinh phí liên quan đến công tác xét nghiệm, mua sắm trang thiết bị, kinh phí thu dung, điều trị bệnh nhân, chế độ cho các lực lượng y tế tham gia phòng chống dịch...
Xây dựng giải pháp hỗ trợ kịp thời
Theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân sách, Văn phòng Quốc hội, thời gian tới, Quốc hội sẽ bàn gói hỗ trợ tổng thể phục hồi kinh tế vào đầu năm 2022, qua đó sẽ thấy rõ hơn bức tranh tài khóa tiền tệ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra.
Với gói hỗ trợ mới, nếu bội chi tăng 1% GDP thì tăng tương ứng khoảng 85 nghìn tỷ đồng, GDP tăng 2% tương đương với khoảng 170 nghìn tỷ đồng. Do đó, cần nghiên cứu cân nhắc các tác động đến nợ công, đảm bảo an toàn, an ninh tài chính quốc gia.
Còn theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đã được Quốc hội thông qua, tổng thu ngân sách là 1.411.700 tỷ đồng và tổng chi ngân sách là 1.784.600 tỷ đồng, do đó thâm hụt ngân sách sẽ là 372.900 tỷ đồng, tương đương 4% GDP. Do vậy, chính sách tài khóa nới lỏng mạnh mẽ trong năm 2022 sẽ là trụ cột thúc đẩy phục hồi kinh tế - xã hội. Cùng với đó, chính sách tiền tệ cũng sẽ nới lỏng song song với chính sách tài khóa nhưng mức độ và thời điểm cũng như thời gian nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ linh hoạt hơn và bám sát hơn vào mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát khoảng 4-5% và lạm phát cơ bản khoảng 2%.
Theo tính toán của vị chuyên gia này, tổng phương tiện thanh toán năm 2022 cần tăng khoảng 10% còn tổng tín dụng cho nền kinh tế tăng 12-15% mới đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp và người dân.
Theo Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính, thời gian tới, cùng với việc theo dõi sát tình hình thực tế để có các giải pháp trong ngắn hạn, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, cần tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế theo thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030), từ đó bảo đảm duy trì tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước từ thuế, phí, lệ phí ở mức ổn định, hợp lý và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn 5 năm (2021-2025 và 2026- 2030); thực hiện lộ trình sửa đổi, bổ sung các sắc thuế phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế theo hướng cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng đối tượng chịu thuế, tăng tỷ trọng thu nội địa, trong đó chuyển dịch từ thuế trực thu sang thuế gián thu; nâng cao vai trò của thuế, phí thu từ tài sản, tài nguyên, môi trường; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế và việc miễn, giảm thuế đảm bảo tính trung lập của thuế.
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics