Xả lũ hồ thủy điện: Đừng đợi đầy mới xả!
Cần điều chỉnh như thế nào trong quy trình vận hành hồ chứa nhằm tránh những trường hợp tương tự...? Phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với GS. TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT xung quanh vấn đề này.
Trong đợt áp thấp nhiệt đới kéo theo mưa lớn, lũ lụt trên diện rộng tại các tỉnh Bắc Trung bộ, miền núi phía Bắc những ngày qua, lần đầu tiên thủy điện Sơn La ngừng phát điện, hồ thủy điện Hòa Bình phải mở tới 8 cửa xả để cứu công trình. Ông đánh giá như thế nào về việc đồng loạt mở 8 cửa xả như trên?
Theo quy định trong quy trình vận hành hồ chứa, khi có dự báo lũ về hồ chứa vượt mức lũ thiết kế, không an toàn cho đập thì được phép xả. Hàng năm, hồ Hòa Bình vẫn mở xả nhưng thường chỉ mở 1-2 cửa xả, nhiều thì lên khoảng 4 cửa xả, song lần này lại mở tới 8/12 cửa xả. Việc mở 8 cửa xả trong đợt vừa rồi không sai quy định.
Trên thực tế, hồ chứa mục đích là khi mùa lũ đến phải có tích trữ nước để mùa khô xả xuống cho hạ du dùng. Để tích nước, đầu mùa lũ các hồ xả hết nước đi rồi đến cuối mùa lũ tích dần. Các hồ chứa trên cả nước luôn phải tuân thủ quy trình vận hành như vậy.
Tuy nhiên, với hồ thủy điện, trong quy trình vận hành lại cho phép giữ nước ở mức thiết kế, khi có dự báo lũ mới xả. Vì vậy, hồ chứa luôn trong tình trạng đầy nước. Điều này trái ngược với việc sử dụng tổng hợp nguồn nước. Hồ chứa ở các nước trên thế giới là nhằm phục vụ cho tất cả các ngành. Còn như trường hợp ở Việt Nam hiện nay, nhiều hồ chứa chỉ có lợi cho thủy điện. Vùng hạ du nói chung đều bị ảnh hưởng, cản trở khá nhiều.
Một số quan điểm cho rằng, ngoài xả lũ tại hồ thủy điện Hòa Bình, thực tế đợt mưa lũ vừa qua, nhiều vùng bị thiệt hại nặng là do hàng loạt thủy điện nhỏ cùng mở cửa xả và người dân đều không hề được báo trước thông tin. Quan điểm của ông như thế nào?
Đợt áp thấp nhiệt đới kéo theo mưa lũ vừa qua, các hồ thủy điện nhỏ đều đồng loạt xả. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng, có những vùng lâu nay không bao giờ bị ngập nhưng lần này cũng ảnh hưởng. Ví dụ, vùng Bình Lục (Hà Nam) hay như trường hợp chủ động cho nước tràn vào đê Bùi 2 (Chương Mỹ, Hà Nội).
Xét về mặt kỹ thuật, các hồ thủy điện nhỏ cứ mưa là sẽ xả bởi không có dung tích chứa nước. Việc thủy điện xả mùa lũ rất bất lợi. Trừ một số thủy điện lớn khi xả có báo trước thì hầu hết thủy điện nhỏ và vừa xả mà không kịp thông báo cho dân khiến người dân không chạy kịp, thiệt hại nhiều tài sản.
Theo quy định phòng chống lụt bão, luôn có những vùng gọi là vùng phân lũ, khi xả hồ thủy điện phải thông báo trước, gấp gáp cũng phải thông báo trước 4-5 giờ để người dân kịp lo liệu, chạy lũ. Khi dân không nhận được thông tin gì, trách nhiệm này thuộc về địa phương.
Theo ông, việc các hồ thủy điện lớn như hồ Hòa Bình nếu cứ đến mùa mưa lũ là xả ồ ạt nhiều cửa xả có thể gây ra hậu quả khôn lường ra sao?
Trước tiên, việc mở cửa xả, hậu quả rõ nhất là gây nguy hại cho vùng hạ du. Tuy nhiên, với trường hợp của hồ thủy điện Hòa Bình, hậu quả nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến chất lượng đập. Trên thực tế, đập hồ hòa bình là đập đá chứ không phải xây dựng bằng bê tông, đã bị nứt rồi. Khi xả cấp bách, liên tục, mở nhiều cửa sẽ gây rung lớn, có thể xảy ra tình trạng vỡ đập. Nếu đập hồ Hòa Bình vỡ, Thủ đô Hà Nội sẽ ngập và vùng ngập sâu nhất là hồ Tây và khu vực ga Hàng Cỏ.
Trước đây, khi đánh giá hồ Hòa Bình yếu đã có nhiều phương án nêu ra để cứu nguy. Khi có thủy điện Sơn La, hồ thủy điện này được đánh giá có thể hỗ trợ cho hồ Hòa Bình. Tuy nhiên, đợt mưa lũ vừa qua cho thấy, hồ thủy điện Sơn La đã không thể đóng vai trò cứu nguy cho hồ Hòa Bình. Bởi vậy, phải tính đến phương án khác.
Xin ông cho biết, thời gian tới có những giải pháp gì để tránh rơi vào các trường hợp tương tự như đợt mưa lũ vừa qua?
Hiện nay, do biến đổi khí hậu nên nhiều trường hợp xuất hiện mưa cục bộ. Tất cả thiết bị thủy văn hiện nay không thể dự báo kịp thời, chỉ dự báo được trước 6 giờ. Bởi vậy, theo tôi nên đầu tư tăng thêm thiết bị đo khí tượng bằng ra đa để có thể dự báo dài hơn, trước khoảng 24 giờ.
Ngoài ra, cũng nên xem xét thêm về quy trình vận hành hồ chứa. Hiện tượng mưa cục bộ như trường hợp tại khu vực hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình vừa qua rất nguy hiểm. Bởi vậy, nên xem xét, nếu có hiện tượng như vậy, hồ thủy điện cũng phải xả bớt trong mùa mưa lũ chứ không phải đợi đầy mới xả.
Đối với từng hồ cụ thể, nên xem xét linh động phương án khi lượng nước trong hồ đạt đến mức thiết kế, có lũ đến là chủ hồ chủ động xả mà không cần xin phép, chờ lệnh. Đối với hồ thủy điện lớn như Hòa Bình, mỗi lần xin phép xả, Phó Thủ tướng lại phải họp với các bộ như: Công Thương, NN&PTNT, Tài nguyên và Môi trường rồi mới ra quyết định. Thời gian họp mất ít nhất vài tiếng, không kịp ứng phó tình hình. Để kiểm soát việc chủ động xả tại hồ thủy điện, cơ quan chức năng có thể yêu cầu chủ hồ khi xả chụp lại ảnh và truyền lại thông tin, hình ảnh.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics