Nhận diện thủ đoạn gian lận qua thương mại điện tử
Sản phẩm hàng giả, hàng thật, hàng chính hãng được cơ quan chức năng trưng bày để các cán bộ quản lý nhận diện. |
Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh
Ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhấn mạnh, trong những năm qua, thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước tăng tốc mạnh mẽ, nhất là trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu mới nhất của Bộ Công Thương, tổng bán lẻ hàng hóa trên môi trường mạng của năm 2021 đạt từ 13,5 - 13,7 tỷ USD, năm 2022 thị phần bán lẻ trực tuyến là trên 16 tỉ USD và dự báo đến năm 2025 là trên 38 tỷ USD, kéo theo dịch vụ hậu cần, chuyển phát... phát triển mạnh. Nhiều công ty chuyển phát lớn có doanh thu từ đây chiếm tới 90-95%.
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, thương mại điện tử và việc mua bán trên mạng sau hai năm dịch Covid-19, giờ đây trở nên bình thường và tốc độ phát triển của thương mại điện tử càng ngày càng tăng lên. Thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội và các sàn giao dịch thương mại điện tử bây giờ là kênh để tiêu thụ chính hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Theo ông Đặng Văn Dũng, nguyên nhân của tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến một phần là do một số cơ quan, lực lượng chức năng chưa thực sự vào cuộc, công tác phối hợp, chia sẻ thông tin chưa kịp thời, chưa hiệu quả.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật chưa điều chỉnh, hoàn thiện kịp thời so với yêu cầu thực tế nên hiệu quả đấu tranh còn hạn chế, nguồn lực con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai nhiệm vụ trong tình hình mới; nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng còn hạn chế.
Theo Thiếu tá Nguyễn Tiến Nam, Phòng 6, Cục A05, Bộ Công an, thực tế qua công tác đấu tranh đã phát hiện rất nhiều vụ vi phạm pháp luật buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên không gian mạng. Một số vụ việc điển hình như: tháng 7/2020, Cục A05 phối hợp với Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), K02-Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động tiến hành kiểm tra, khám kho hàng, bến bãi tập kết hàng hóa tại TP. Lào Cai (có diện tích hơn 10.000 m2) có dấu hiệu vi phạm pháp luật thu giữ hàng trăm nghìn mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của nhiều thương hiệu lớn như: Nike, Adidas, Gucci…
Tiếp đó, tháng 1/2021, Cục A05 đã phối hợp Tổ công tác 399 - Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang, Hà Nội đồng loạt tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh của chuỗi của hàng AEShop Việt Nam có trụ sở tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội thu giữ hơn 5.000 sản phẩm. Tháng 1/2022, Cục A05 đã phối hợp với Công an TP. Hà Nội bắt quả tang 7 đối tượng và thu giữ 35.000 mẫu chai xịt Nano J.Plus giả chứa đựng trong 30 thùng hàng hóa ước tính lên đến hàng tấn dung dịch. Các đối tượng đã trực tiếp tiến hành sản xuất và đăng bán thông qua mạng xã hội.
Tháng 2/2023, Cục A05 đã tiếp tục phối hợp Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội tiến hành kiểm tra điểm kinh doanh thuốc lá điện tử trên địa bàn quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Đoàn kiểm tra đã phát hiện và lập biên bản thu giữ hơn 1000 sản phẩm. Tháng 6/2022, Cục A05 đã phối hợp Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội, Công an TP. Hà Nội tiến hành kiểm tra đồng loạt 3 điểm kinh doanh thuốc lá điện tử trên địa bàn thành phố. Đoàn kiểm tra đã phát hiện và thu giữ hơn gần 7000 sản phẩm điếu thuốc lá điện tử, máy hút thuốc lá điện tử, hàng chục lít tinh dầu.
Nhận diện dấu hiệu rủi ro
Liên quan trực tiếp đến thương mại điện tử, lĩnh vực bưu chính đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, lực lượng chức năng đã phát hiện có thủ đoạn lợi dụng thương mại điện tử, hoạt động bưu chính để vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng giả. Sử dụng kho hàng của doanh nghiệp bưu chính để tập kết hàng lậu, hàng giả. Giả mạo phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp bưu chính để vận chuyển hàng lậu, hàng giả. Các đối tượng vi phạm tiêu thụ hàng lậu, hang cấm thông qua hình thức bán hàng trực tuyến online sau đó vận chuyển qua bưu chính.
Ông Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh, thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng kho hàng của các doanh nghiệp bưu chính để tàng trữ, kinh doanh hàng giả nhãn mác, giả xuất xứ, hàng kém chất lượng..., lợi dụng, trà trộn thuê xe chuyên dùng chở thư báo, dịch vụ chuyển phát để vận chuyển hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; các đối tượng vì chạy theo lợi nhuận, bất chấp, cố tính vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoặc tiếp tay cho đối tượng buôn lậu…
Ông Lê Huy Anh, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng nhận định, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử đã trở thành một kênh mua sắm dễ tiếp cận, có phạm vi xuyên biên giới, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn (đặc biệt từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát). Thương mại điện tử là loại hình kinh doanh tiên tiến, là xu thế phát triển không thể đảo ngược, là kênh thương mại vô cùng thuận lợi để chủ thể quyền tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Theo ông Lê Huy Anh, do bản chất tương tác trên môi trường số giữa người bán và người tiêu dùng, hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ để các đối tượng kinh doanh hàng hoá giả mạo, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tiếp cận người tiêu dùng.
Phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử ngày càng tinh vi, việc xác định nguồn gốc hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trở nên khó khăn hơn so với thương mại truyền thống do nhiều đối tượng không có kho hàng hay cửa hàng, chỉ tiếp nhận đặt hàng trực tuyến, phân tán hàng hóa nhiều nơi, chỉ giao hàng với số lượng nhỏ lẻ, khó xác định nguồn hàng, việc giao hàng chủ yếu được thực hiện qua dịch vụ vận chuyển, các đối tượng che giấu thông tin cá nhân, địa chỉ liên lạc, mua bán, thanh toán, vận chuyển, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý hành vi xâm phạm.
Tin liên quan
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
14:21 | 31/12/2024 An ninh XNK
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm
11:28 | 21/01/2025 An ninh XNK
(PHOTO) Bắt đối tượng mang theo súng, đạn khi nhập cảnh qua cửa khẩu La Lay
10:57 | 20/01/2025 Photos
Qua soi chiếu, Hải quan bắt đối tượng mang theo 2 khẩu súng, 92 viên đạn khi nhập cảnh
10:56 | 20/01/2025 An ninh XNK
Gia cố hầm, vách trên ô tô để giấu ma túy
14:19 | 16/01/2025 An ninh XNK
Xử lý nghiêm hành vi vận chuyển trái phép đá quý qua đường hàng không
09:45 | 15/01/2025 An ninh XNK
Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô cực lớn
20:31 | 14/01/2025 An ninh XNK
Hải quan Cầu Treo phối hợp bắt vụ vận chuyển 1,2 kg vàng trái phép
14:59 | 14/01/2025 An ninh XNK
Hải đội 3 phối hợp bắt giữ nhiều vụ vận chuyển hàng lậu
14:58 | 14/01/2025 An ninh XNK
Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc doanh nghiệp nợ thuế
21:09 | 12/01/2025 An ninh XNK
(PHOTO): Hải quan Quảng Trị chủ trì bắt lô rượu, thuốc lá ngoại trị giá nửa tỷ đồng
07:14 | 12/01/2025 Photos
Đón bắt xe khách vận chuyển lô rượu, thuốc lá ngoại nửa tỷ đồng
16:25 | 10/01/2025 An ninh XNK
Hải quan Nam Giang phối hợp bắt đối tượng vận chuyển pháo lậu
20:46 | 09/01/2025 An ninh XNK
10 dấu ấn về phòng, chống ma túy năm 2024
12:52 | 08/01/2025 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics