Vụ container phụ kiện Trung Quốc giả mạo xuất xứ: Sạc dự phòng chỉ vài chục nghìn?
Vụ Asanzo: Làm quyết liệt, khách quan, toàn diện | |
Phát hiện 1 container phụ kiện điện thoại Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam |
Sạc dự phòng giả mạo xuất xứ do Hải quan Hải Phòng bắt giữ được khai báo chỉ vài chục nghìn đồng/sản phẩm. Ảnh: T.Bình. |
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên thị trường, mỗi chiếc sạc dự phòng của điện thoại di động có giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng.
Tuy nhiên, trong lô hàng phụ kiện điện thoại nhập khẩu từ Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam mặt hàng này được khai báo chỉ vài chục nghìn mỗi chiếc.
Cụ thể, khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp khai mặt hàng sạc dự phòng có trị giá dao động từ 1,8 USD đến 3,9 USD/chiếc, tương đương từ hơn 40.000 đồng đến khoảng 90.000 đồng/chiếc.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, mỗi chiếc sạc dự phòng nhãn hiệu TITAN đang được rao bán trên internet với giá ít nhất là vài trăm nghìn đồng.
Ví dụ, chiếc sạc pin hiệu TITAN loại 10.000 mAh được một số sàn thương mại điện tử bán với giá trên dưới 500.000 đồng/chiếc (tương đương khoảng 22 USD/chiếc).
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III (Cục Hải quan Hải Phòng)- đơn vị phát hiện, bắt giữ container hàng vi phạm, dấu hiệu nghi vấn về trị giá khai báo cũng đang được đơn vị xác minh, làm rõ.
Sạc dự phòng TITAN loại 10.000 mAh được một trang thương mại điện tử rao bán gần 600.000 đồng. Ảnh: T.Bình. |
Cận cảnh container phụ kiện điện thoại Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam (HQ Online) - Như Báo Hải quan đưa tin, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III (Cục Hải quan Hải Phòng) ... |
Như tin đã đưa, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III vừa phát hiện, bắt giữ 1 container phụ kiện điện thoại Trung Quốc chứa nhiều sản phẩm giả mạo xuất xứ Việt Nam.
Sản phẩm phụ kiện điện thoại nêu trên được Công ty TNHH MTV Hoàng Bảo Phát IMEX (địa chỉ tại phường Tam Thanh, TP Lạng Sơn) nhập khẩu ủy thác cho một doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội.
Khi làm thủ tục nhập khẩu, Công ty TNHH MTV Hoàng Bảo Phát IMEX xuất trình cho cơ quan Hải quan Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu E (xuất xứ Trung Quốc).
Mặc dù hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và có C/O Trung Quốc nhưng khám xét container, lực lượng Hải quan phát hiện hàng nghìn phụ kiện điện thoại được in sẵn trên bao bì, sản phẩm tên tuổi, địa chỉ và cả trung tâm bảo hành của Công ty CP thương mại “TITAN” Việt Nam - một doanh nghiệp trong nước.
Đáng chú ý, trên nhiều sản phẩm còn ghi sẵn dòng chữ “Made in Việt Nam” và cả ký hiệu mã vạch của Việt Nam (đầu mã vạch 893).
Được biết container nêu trên có trị giá hàng hóa cả tỷ đồng.
Khi làm thủ tục, doanh nghiệp xuất trình C/O Form E của Trung Quốc nên lô hàng được hưởng thuế suất thuế Nhập khẩu ưu đãi 0%. Mặt khác, trong sản phẩm lại thể hiện xuất xứ Việt Nam nên trường hợp doanh nghiệp bán hết lô hàng lại được hoàn thuế Giá trị gia tăng 10%.
Do đó, nếu cơ quan Hải quan không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chỉ riêng lô hàng này doanh nghiệp đã chiếm dụng hàng trăm triệu đồng tiền thuế của nhà nước.
Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III cho biết, vụ việc có nhiều dấu hiệu phức tạp nên đơn vị đang tiếp tục xác minh, làm rõ.
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
11:46 | 23/11/2024 An ninh XNK
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
08:16 | 23/11/2024 An ninh XNK
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
20:15 | 22/11/2024 An ninh XNK
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về
08:16 | 22/11/2024 An ninh XNK
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam
19:33 | 21/11/2024 An ninh XNK
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê
16:32 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn
16:15 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tổng kết Chuyên án A724p: Hiệu quả từ công tác hiệp đồng phối hợp
10:43 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc không hóa đơn, chứng từ
09:28 | 20/11/2024 An ninh XNK
12 hành động cấp bách để bảo vệ động vật hoang dã
08:00 | 20/11/2024 An ninh XNK
Chống buôn lậu thuốc lá trong bối cảnh tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt
20:44 | 19/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO
15:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics