Việt Nam xuất khẩu sang Canada: Ưu đãi CPTPP bị "bỏ quên", 81% vẫn dùng MFN
![]() |
Xuất khẩu sang Canada còn nhiều điểm nghẽn, nhất là việc chưa khai thác hiệu quả các lợi thế từ CPTPP và chuỗi cung ứng khu vực. |
Tiềm năng lớn, nhưng vẫn “qua tay” trung gian Mỹ
Canada hiện là một trong những thị trường tiềm năng hàng đầu của Việt Nam, đóng vai trò cửa ngõ quan trọng để hàng hóa Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực Bắc Mỹ.
Theo đại diện Cục Xúc tiến thương mại, Việt Nam đã vươn lên vị trí đối tác thương mại lớn thứ 7 của Canada và dẫn đầu trong khối ASEAN, chiếm gần 45% tổng kim ngạch nhập khẩu của Canada từ khu vực này. Kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt khoảng 7,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Canada chiếm tới hơn 6,3 tỷ USD. Các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép, gỗ, thủy sản, cà phê, linh kiện điện tử... được người tiêu dùng Canada đánh giá cao.
Tuy nhiên, bức tranh xuất khẩu sang Canada vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần phân tích và tháo gỡ, đặc biệt là việc chưa tận dụng hiệu quả các lợi thế sẵn có. Một trong những điểm đáng chú ý nhất được Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Canada, bà Trần Thu Quỳnh, chia sẻ tại Hội thảo xúc tiến thương mại ngày 6/6 là tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) còn rất thấp.
Theo nghiên cứu của Thương vụ, có tới khoảng 81% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Canada vẫn sử dụng ưu đãi tối huệ quốc (MFN), trong khi chỉ có vỏn vẹn 18% tận dụng ưu đãi CPTPP. Tỷ lệ này cho thấy một tiềm năng rất lớn từ CPTPP đang bị bỏ ngỏ.
Bà Quỳnh chỉ rõ, các mặt hàng như giày dép, thực phẩm chế biến, sản phẩm chế phẩm ngũ cốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi CPTPP tốt nhất. Ngược lại, nhiều nhóm hàng thế mạnh và quan trọng của Việt Nam như dệt may, đồ chơi, sắt thép, chế phẩm thịt cá lại có tỷ lệ sử dụng ưu đãi hiệp định này thấp nhất, chỉ khoảng 5%.
Các chuyên gia nhấn mạnh, việc tận dụng các FTA nói chung và CPTPP nói riêng không chỉ đơn thuần là khai thác ưu đãi thuế quan trong ngắn hạn, mà quan trọng hơn là kết nối sản xuất, đầu tư, công nghệ để tạo ra giá trị cao hơn trong hợp tác song phương.
Đặc biệt, nhà xuất khẩu Canada rất quan tâm đến việc sử dụng hàm lượng giá trị khu vực để tận dụng nguyên tắc xuất xứ cộng gộp, từ đó xuất khẩu sang các thị trường mà cả Việt Nam và Canada có chung FTA. Đây là cơ hội để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực.
Một thách thức lớn khác được chỉ ra là khoảng 4 tỷ USD trong tổng kim ngạch hàng hóa Việt Nam vào thị trường Canada đang đi qua các kênh phân phối trung gian đặt tại Mỹ. Nguyên nhân chính của hình thức này là do đặc điểm vận hành của chuỗi cung ứng Bắc Mỹ, nơi nhiều tập đoàn bán lẻ lớn đặt trung tâm logistics tại Mỹ để phục vụ cả khu vực.
Mặc dù mô hình này giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Canada thuận lợi hơn nhờ tận dụng hạ tầng hiện đại của Mỹ, nhưng lại đặt ra nhiều thách thức.
Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc kiểm soát thị trường mục tiêu, nâng cao năng lực xây dựng thương hiệu quốc gia, cũng như tối ưu hóa giá trị gia tăng và phát triển xuất khẩu bền vững trong dài hạn.
Bên cạnh đó, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn những hạn chế nội tại như năng lực chế biến sâu chưa mạnh, nhận diện thương hiệu chưa rõ ràng và chất lượng chưa đồng đều. Điều này khiến nhiều nhóm hàng, đặc biệt là nông sản, thực phẩm, dù có sản lượng cao nhưng giá trị kim ngạch chưa tương xứng, lợi nhuận bị chia sẻ nhiều qua các khâu trung gian.
Cơ hội mới và lời khuyên từ doanh nghiệp đi trước
Về phía Canada, có những tín hiệu tích cực mở ra cơ hội. Chính phủ Canada đang nỗ lực xóa bỏ rào cản thương mại nội bộ, đặc biệt liên quan đến quy chuẩn chung về bao bì giữa các tỉnh bang và dỡ bỏ rào cản trong vận tải. Điều này được kỳ vọng sẽ giảm chi phí thâm nhập và mở ra cơ hội đầu tư sản xuất, xây dựng trung tâm phân phối tại Canada để tiếp cận toàn bộ khu vực Bắc Mỹ, vùng Caribe và Nam Mỹ.
Canada có hệ thống đường sắt và đường thủy nội địa phát triển, có thể giúp phân phối hàng hóa dễ dàng đến các thành phố lớn của Mỹ hoặc kết nối với Nam Mỹ.
Hiện tại, phần lớn hàng hóa Việt Nam vào Canada thông qua cảng Vancouver (60%) hoặc qua cảng Mỹ (25%), trong khi chỉ 15% đi qua các cảng bờ Đông Canada. Tuy nhiên, vị trí chiến lược tại bờ Đông ngày càng quan trọng nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu nhiều hơn với chi phí cạnh tranh và thời gian giao hàng ngắn hơn vào Bắc Mỹ.
Dưới góc độ doanh nghiệp đã có mặt tại thị trường, bà Thạch Vũ Thùy Linh – Chủ tịch HĐQT Công ty Renso Foods, chia sẻ rằng chi phí hoạt động tại Canada rất cao, gấp 3-4 lần ở Việt Nam. Thị trường này cũng rất nghiêm ngặt về tiêu chuẩn kiểm soát sản phẩm nhập khẩu.
Bà Linh lưu ý rằng sản phẩm từ các nước trong khu vực (như Thái Lan, Hong Kong) đang chiếm ưu thế với các mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam tại các siêu thị lớn của Canada.
Bà Linh đưa ra lời khuyên quan trọng: Doanh nghiệp Việt Nam cần tập hợp lại, cùng xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường này thay vì cạnh tranh riêng lẻ. Đồng thời, cần rà soát kỹ lưỡng và đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn nhập khẩu của Canada.
Có thể thấy, thị trường Canada đầy tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, để thực sự khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản hơn, tận dụng triệt để các ưu đãi từ CPTPP, nghiên cứu các kênh phân phối trực tiếp thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào trung gian qua Mỹ, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu, cũng như chú trọng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường.
Việc xem xét đầu tư logistics tại Canada, đặc biệt là các cảng bờ Đông, cũng là hướng đi đáng cân nhắc để tối ưu hóa chi phí và thời gian giao hàng.
Tin liên quan

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ
11:02 | 27/06/2025 Xu hướng

Bình Dương thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp thế hệ mới
17:32 | 25/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thế nào để xuất khẩu bền vững vào Nhật Bản?
11:54 | 25/06/2025 Xu hướng

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững
10:22 | 28/06/2025 Xu hướng

Cơ hội bứt phá của cá tra Việt khi Hoa Kỳ áp mức thuế 0%
14:13 | 26/06/2025 Xu hướng

Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ tăng vọt, nhưng vẫn lo ngại thuế đối ứng
14:17 | 24/06/2025 Xu hướng

Quy định mới về danh mục hàng hóa nhập khẩu với cư dân biên giới
10:26 | 24/06/2025 Xu hướng

Mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm 2025 của ngành gỗ Việt đang bị đe dọa
09:46 | 24/06/2025 Xu hướng

Sắt thép Việt rộng cửa vào Malaysia
13:42 | 23/06/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Thông quan hàng nông sản thông suốt nhờ chuẩn bị sẵn kịch bản
09:18 | 23/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo lắng bị áp thuế đối ứng
21:50 | 21/06/2025 Xu hướng

Xuất khẩu tăng, nhưng còn nhiều nỗi lo
10:13 | 20/06/2025 Xu hướng

Xuất khẩu nghêu sang Trung Quốc tăng gần 4 lần
13:00 | 19/06/2025 Xu hướng
Tin mới

Công bố danh sách lãnh đạo 34 Thuế tỉnh, thành phố theo mô hình chính quyền mới

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Đo sự hài lòng của người nộp thuế năm 2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics