Việt Nam là một trong những nước có độ mở thương mại cao nhất thế giới
Thương mại Nga-Trung Quốc có thể đạt 170 tỷ USD trong năm 2022 | |
Tăng trưởng thương mại điện tử có thể cao nhất từ trước tới nay | |
Đặc sản Việt “phủ sóng” toàn quốc, vươn thế giới nhờ thương mại điện tử |
Toàn cảnh hội thảo |
14% DN hiểu rõ và vận dụng được các cam kết trong các FTA
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết, Việt Nam là đơn vị thành viên của 15 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây là các đối tác chiếm tới hơn 80% tỷ trọng thương mại của Việt Nam.
Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì thực hiện các cam kết về thuế xuất khẩu (XK), thuế nhập khẩu (NK) ưu đãi đặc biệt trong các FTA. Năm 2022 là thời điểm Bộ Tài chính tham mưu, chấp bút cho Chính phủ ban hành các nghị định, trong đó có các nghị định cam kết về cắt giảm thuế trong các FTA.
Để tham mưu cho các cấp có thẩm quyền với các thông tin đầy đủ, có các đánh giá về lý luận và thực tiễn của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan trong các FTA, việc đánh giá tác động của quá trình thực thi các cam kết, xem xét hiệu quả của việc triển khai các văn bản cam kết cắt giảm thuế quan là rất quan trọng để chuẩn bị ban hành các văn bản mới.
Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo Đánh giá tác động của các cam kết cắt giảm thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do nhằm chuyển tải kết quả nghiên cứu, đánh giá của các chuyên gia, đồng thời có chuyển giao công nghệ, kiến thức, tri thức về công tác đánh giá trong tương lai.
Tại hội thảo, chia sẻ những thông tin tổng quan việc thực hiện cam kết thuế XNK trong các Hiệp định thương mại tự do, bà Nguyễn Phương Linh, Trưởng phòng Chính sách hội nhập đa phương, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho biết, với 15 FTA đang tham gia, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn.
Bên cạnh các thông tin liên quan đến hệ thống 15 Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang tham gia gồm: Hiệp định thương mại ASEAN; ASEAN - Trung Quốc; ASEAN - Hàn Quốc; ASEAN - Úc - Niu Di-lân; ASEAN - Ấn Độ; ASEAN - Nhật Bản; Việt Nam - Nhật Bản; Việt Nam - Chi-lê; Việt Nam - Hàn Quốc; Việt Nam - LMKTAA; CPTPP; ASEAN – Hồng Kông, Trung Quốc; Việt Nam – Liên minh Châu Âu; RCEP; Việt Nam – Anh, bà Nguyễn Phương Linh cũng cung cấp thông tin về cam kết chung mở cửa thị trường của Việt Nam trong các FTA.
Theo đó, trong 15 Hiệp định đang thực hiện, có 4 Hiệp định đã hoàn thành cam kết về mở cửa thị trường gồm: Hiệp định ASEAN (năm 2018); ASEAN - Trung Quốc (năm 2020); ASEAN - Hàn Quốc (năm 2021); ASEAN - Úc - Niu Di-lân (năm 2022).
Kết quả cho thấy, với Hiệp định ASEAN, tỷ lệ dòng thuế đã về 0% vào năm 2018 là 98%; đến năm 2020, tỷ lệ dòng thuế đã về 0% tại HIệp định ASEAN - Trung Quốc của phía Việt Nam là 90%, của Trung Quốc là 86%; tỷ lệ dòng thuế về 0% của Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc vào năm 2021 là 87% và con số này tại Hiệp định ASEAN - Úc - Niu Di-lân vào năm 2022 là khoảng 90%.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Phương Linh cũng đề cập đến các thông tin về cam kết mở cửa của các đối tác trong FTA ASEAN, ASEAN+; cam kết của các nước trong CTTPP; cam kết trong hiệp định RCEP, cùng với đó là những thông tin so sánh nhịp độ tăng trưởng kim ngạch XK của Việt Nam với một số quốc gia; tăng trưởng XNK hàng hóa và GDP của Việt Nam; tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan của các quốc gia; tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan của hàng hóa XK Việt Nam...
Liên quan đến hiểu biết về FTA của DN, số liệu được đại diện Vụ Hợp tác quốc tế cung cấp cho thấy, có khoảng 14% số DN hiểu rõ và vận dụng được các cam kết trong các FTA, 12% DN hiểu toàn bộ nội dung và có tới 63% số DN chỉ hiểu một số nội dung của các cam kết...
Tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm xuất khẩu thô
Tại Hội thảo, TS. Lê Quang Thuận, chuyên gia Aus4Reform cho biết, việc thực thi các FTA có 2 tác động chủ yếu là tác động tĩnh với hai dạng chính là tác động tạo ra thương mại và tác động chuyển hướng thương mại, và tác động động với ba dạng chính là mở rộng thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, và thu hút đầu tư.
Về những yếu tố ảnh hướng đến kết quả thực hiện FTA, chuyên gia Lê Quang Thuận cho biết, kết quả thực hiện FTA chịu tác động bởi nhiều yếu tố gồm: nhận thức của DN và cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước; thể chế, khuôn khổ pháp lý, khung chính sách kinh tế vĩ mô trong nước; năng lực quản lý, điều hành của Chính phủ và công tác quản lý, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với DN; đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế của quốc gia; khả năng thích ứng của DN, nâng cao năng lực cạnh tranh; sự hợp tác, liên kết giữa các DN trong nước; bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và sự điều chỉnh chiến lược, chính sách của các quốc gia.
“Trong đó, nhận thức của DN về các cam kết trong FTA, những cơ hội mà các FTA mang lại là yếu tố rất quan trọng để có thể hiện thực hóa các cơ hội. Nhà nước chỉ là chủ thể đàm phán để cho ra các cam kết, còn DN là đối tượng nắm bắt, tận dụng các cơ hội đó, biến cơ hội đó thành hiện thực, vì thế nhận thức của DN có vai trò rất quan trọng”, ông Lê Quang Thuận nói.
Tại hội thảo, chuyên gia Lê Quang Thuận cũng chia sẻ các thông tin đánh giá tác động thực thi các FTA mà Việt Nam tham gia theo nhóm đối tác và theo nhóm mặt hàng chính.
Cụ thể, với đối tác Trung Quốc, TS Lê Quang Thuận cho biết, NK từ Trung Quốc (giai đoạn 2018 – 2020) đạt hơn 84 tỷ USD/năm, chiếm hơn 30% tổng trị giá NK của Việt Nam; năm 2021 đạt 109 tỷ USD.
Trung Quốc là thị trường đạt tốc độ tăng cao nhất trong tất cả các thị trường tham gia FTA với bình quân 13%/năm. Hàng hóa NK chính từ Trung Quốc là máy móc, thiết bị, máy vi tính, điện thoại, vải, sắt thép, chất dẻo, nguyên liệu da giày. Thâm hụt thương mại Việt Nam – Trung Quốc có xu hướng gia tăng, từ 24 tỉ USD năm 2018 lên 35 tỉ USD năm 2019.
Đối với thị trường Nhật Bản, NK từ Nhật Bản chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch NK của Việt Nam. Trị giá NK hàng hóa từ Nhật Bản trong giai đoạn 2018-2020 luôn tăng trưởng dương, nhưng giảm dần qua các năm, bình quân 6%/năm.
Đối với đối tác ASEAN, NK hàng hóa từ ASEAN trong tổng trị giá NK của Việt Nam có xu hướng giảm dần: từ 14,4% (năm 2015) giảm xuống 13,1% (năm 2018), 11,6% (năm 2020). Năm 2021 con số này là 12,4%...
Đánh giá chung về tác động của việc thực hiện các cam kết giảm thuế quan trong các FTA, TS. Lê Quang Thuận cho biết, cơ cấu XNK chuyển dịch theo hướng tăng XK sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm XK thô; NK chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết phục vụ sản xuất, XK và phục vụ các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, điện tử.
Cùng với đó, tỉ trọng kim ngạch XNK so với GDP tăng gấp 2 lần so với GDP, theo đó, Việt Nam đã trở thành một trong những nước có độ mở thương mại cao nhất trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, cán cân thương mại cân bằng và từng bước đạt thặng dư. Tuy vậy, TS. Lê Quang Thuận cũng cho biết đã diễn ra mức độ tập trung thương mại cao đối với một số đối tác lớn trong cả hoạt động NK và XK, đơn cử như thặng dư cao với Hoa Kỳ, EU; thâm hụt lớn với Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN.
TS. Lê Quang Thuận cũng cho biết, hoạt động XK phụ thuộc nhiều vào DN FDI, phụ thuộc đáng kể vào nguồn nguyên liệu NK phục vụ hoạt động sản xuất XK. Đồng thời, chưa có sự chuyển dịch rõ ràng trong cơ cấu XK, NK theo thị trường không có nhiều sự thay đổi.
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK