Việt Nam khởi kiện phòng vệ thương mại chưa bằng 1/10 bị kiện
Xung đột gia tăng, Việt Nam đối mặt 160 vụ kiện phòng vệ thương mại | |
Lo ngại gia tăng kiện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại | |
Điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại: Tăng nhanh, rất phức tạp |
Thép là mặt hàng điển hình thường xuyên phải đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Ảnh: Phan Trâm |
Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, xu thế gia tăng điều tra, áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại không có dấu hiệu giảm. Trong quý I/2020, số lượng các vụ việc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại có xu hướng tăng so với cùng kỳ 2019.
Cụ thể, Việt Nam đã ghi nhận 2 vụ việc khởi xướng điều tra mới, 2 vụ nhận đơn nhưng chưa khởi xướng điều tra (trong khi cùng kỳ năm 2019 mới có 1 vụ việc điều tra).
Trước đó, trong năm 2019, Bộ Công Thương đã tiếp nhận và xử lý 165 vụ việc phòng vệ thương mại nước ngoài áp dụng đối với Việt Nam, bao gồm 93 vụ việc chống bán phá giá, 18 vụ việc chống trợ cấp, 21 vụ việc chống lẩn tránh thuế, 33 vụ việc tự vệ.
Các vụ việc khởi xướng điều tra với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số đó, các nước khởi xướng điều tra nhiều nhất là Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, EU....
Ở chiều ngược lại, Bộ Công Thương thông tin, pháp luật về phòng vệ thương mại Việt Nam đã được xây dựng cách đây 15 năm, trước khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tuy nhiên, chỉ trong khoảng 5 năm gần đây Việt Nam mới thực sự chủ động sử dụng công cụ hợp pháp mà WTO và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cho phép này. Cụ thể, kể từ năm 2013 đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 16 vụ việc phòng vệ thương mại; trong đó có 10 vụ việc điều tra chống bán phá giá và 6 vụ việc điều tra tự vệ.
Qua đó, Bộ Công Thương đã ra quyết định áp dụng 13 biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu. Các hàng hóa là đối tượng áp dụng của các biện pháp thuộc các nhóm hàng sắt thép, phân bón, chất dẻo, hàng dệt, thực phẩm. Đây hầu hết là những mặt hàng có vai trò quan trọng, là xương sống trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay tồn tại không ít vướng mắc trong ứng phó với các vụ việc hàng Việt bị khởi kiện phòng vệ thương mại.
Điển hình là thu thập số liệu, tìm hiểu về thực trạng hoạt động của ngành sản xuất trong nước nhằm phục vụ công tác điều tra phòng vệ thương mại còn khó khăn do hạn chế về thông tin và sự phối hợp của nhiều bên liên quan. Ngoài ra, cán bộ điều tra phòng vệ thương mại còn thiếu, đa số còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều.
Cùng với đó, thời gian gần đây, do tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 nên quá trình điều tra các vụ việc (như việc thẩm tra tại chỗ doanh nghiệp) bị ảnh hưởng tiến độ...
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá, trong bối cảnh xu thế bảo hộ đang gia tăng, để giảm thiểu khả năng bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cần có một chiến lược tổng thể, dài hạn trong việc phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngay cả khi Việt Nam phát triển được chuỗi sản xuất tại Việt Nam (ví dụ như đối với thép, nhôm), nếu xuất khẩu của Việt Nam sang tăng nhanh, đột biến thì ngoài biện pháp chống lẩn tránh, không loại trừ khả năng nước nhập khẩu sẽ điều tra chống bán phá giá và trợ cấp với sản phẩm của Việt Nam như đã làm trước đó với một số nước khác.
“Do đó, bên cạnh việc chú trọng phát triển theo chiều sâu (tăng giá trị gia tăng trong nước), Việt Nam cũng cần theo dõi kỹ để cánh báo sớm nếu như xuất khẩu của ta sang một số thị trường gia tăng nhanh đột biến. Để thực hiện hiệu quả việc cảnh báo này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính)...”, ông Dũng nói.
Bộ Công Thương nhìn nhận, thời gian tới cần có cơ chế phối hợp hiệu quả hơn giữa các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra như: Phát triển, kết nối hệ thống dữ liệu cập nhật về tình hình xuất nhập khẩu giữa Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); theo dõi sát diễn biến về giá, lượng nhập khẩu của một số mặt hàng trọng điểm.
Đồng thời, duy trì liên hệ thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội ngành hàng; cần tăng cường năng lực của cán bộ điều tra, bổ sung nhân lực để đảm bảo hiệu quả của công tác điều tra....
Tin liên quan
267 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
10:38 | 16/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Những thay đổi trong pháp luật phòng vệ thương mại của Canada
07:53 | 24/10/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics