Lo ngại gia tăng kiện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại
Thép là ngành hàng đang phải đối mặt nhiều nhất với các vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp PVTM. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Thép bị kiện hàng đầu
Cập nhật mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, đến tháng 12/2019, đã có 20 vụ việc chống lẩn tránh thuế do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa XK của Việt Nam, chiếm 12,6% tổng số các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp PVTM đối với các sản phẩm XK của Việt Nam. Các nước thường xuyên điều tra lẩn tránh biện pháp PVTM với hàng Việt gồm: Hoa Kỳ, EU và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nước này tiến hành điều tra 19/20 vụ việc, chiếm 95% tổng số vụ việc điều tra lẩn tránh đã tiến hành.
Đáng chú ý, hầu hết các vụ đều đi đến kết luận là có tồn tại hành vi lẩn tránh và sau đó bị áp dụng biện pháp PVTM. Đem lên "bàn cân" so sánh cho thấy, số lượng vụ việc trong những năm gần đây có những diễn biến khá phức tạp. Cụ thể, từ năm 2014 đến nay, có tổng số 11 vụ việc điều tra chống lẩn tránh, nhiều hơn toàn bộ số vụ việc lẩn tránh bị điều tra từ năm 2013 trở về trước (với 9 vụ việc).
Lẩn tránh biện pháp PVTM có thể hiểu là hành vi thay đổi nguồn gốc hàng hóa để được hưởng thuế suất thấp. Đối với Việt Nam, các vụ việc nước ngoài khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế đối với hàng hóa XK thường thuộc các trường hợp: Hàng hóa của nước đang bị áp dụng biện pháp PVTM được chuyển tải sang Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam nhằm lẩn tránh thuế PVTM; hàng hóa lấy xuất xứ Việt Nam để hưởng thuế suất ưu đãi theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hoặc các quy định ưu đãi thuế quan (như GSP). |
Xét ở góc độ ngành hàng, Bộ Công Thương nêu rõ: Trong số các vụ việc bị nước ngoài điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, sản phẩm thép bị khởi kiện nhiều nhất với 6 vụ, chiếm tỷ lệ 30%. Hầu hết các vụ việc điều tra lẩn tránh thuế với sản phẩm thép đều do Hoa Kỳ tiến hành, trong đó, riêng với sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE) và thép cán nguội (CRS), Hoa Kỳ đã điều tra tổng cộng 5 vụ việc. Gần đây nhất, ngay tháng 12/2019, Hoa Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế với thép CORE, CRS với cáo buộc lẩn tránh biện pháp PVTM đang áp dụng với Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Với kết luận tồn tại lẩn tránh thuế, Hoa Kỳ sẽ áp dụng mức thuế chống lẩn tránh tương đương với mức thuế đang áp dụng cho hàng hóa của Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) XK vào Hoa Kỳ.
Có thể nói tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa ngày càng diễn biến phức tạp chính là nguồn cơn dẫn tới gia tăng các vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp PVTM từ các quốc gia với hàng Việt XK. Phân tích sâu hơn về điều này, bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa (Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương) thông tin thêm: Hiện nay đang có rất nhiều dạng gian lận xuất xứ, từ đơn giản như DN làm giả Giấy xác nhận của địa phương hoặc giả nhà sản xuất cung cấp nguyên vật liệu, đến việc cắt dán con dấu giả nhằm qua mặt cơ quan chức năng trong nước và nước ngoài. "Các cách làm ăn gian dối khiến ngay cả người tiêu dùng trong nước cũng khó có thể chấp nhận được chứ chưa nói đến người tiêu dùng nước ngoài tại các thị trường khó tính", bà Hiền nhấn mạnh.
Doanh nghiệp đóng vai trò then chốt
Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá: Hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp từ các quốc gia khác qua Việt Nam để XK chỉ đem lại lợi ích nhất thời cho một vài DN có hành vi bất chính. Tuy nhiên, hành vi này lại làm tăng chi phí và nguồn lực rất lớn của các DN làm ăn chân chính khi muốn chứng minh sự tuân thủ quy định của các quốc gia XK.
Để giảm thiểu thiệt hại từ các vụ kiện chống lẩn tránh PVTM, bảo vệ lợi ích của DN làm ăn chân chính, bên cạnh sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ thông qua trao đổi, làm việc trực tiếp với các cơ quan điều tra, thực tiễn các vụ việc điều tra gian lận xuất xứ, chống lẩn tránh biện pháp PVTM, Bộ Công Thương nhận định sự chuẩn bị, tham gia của các DN đóng vai trò then chốt. Cụ thể, các DN cần nâng cao nhận thức về nguy cơ bị khiếu kiện, điều tra, các nhóm mặt hàng thường bị kiện. Có thể thấy, nguy cơ bị điều tra về gian lận xuất xứ, lẩn tránh đang ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các thị trường XK lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Canada...
Bên cạnh đó, DN cũng không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Ông Trung nhấn mạnh: "Thực tiễn cho thấy, nếu phát hiện các hành vi này, nước NK sẽ áp dụng chế tài trừng phạt rất nặng. Trong nhiều trường hợp DN sẽ mất toàn bộ thị trường XK liên quan. Bên cạnh đó, nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm, DN cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài DN làm ảnh hưởng tới các DN sản xuất, kinh doanh chân chính".
Một số chuyên gia nhận định, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn như hiện nay, để tránh dính vào các vụ kiện PVTM, DN cần chú trọng hơn nữa tới khâu xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường XK. Điều này nhằm phân tán rủi ro, tránh tập trung XK với khối lượng lớn vào một thị trường, tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện hay áp dụng biện pháp PVTM trong trường hợp XK từ Việt Nam gia tăng đột biến.
Tin liên quan
267 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
10:38 | 16/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
HSG ghi nhận lợi nhuận tăng 17 lần trong niên độ tài chính 2023-2024
16:25 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics