Điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại: Tăng nhanh, rất phức tạp
Hướng dẫn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại | |
Muốn “né” phòng vệ thương mại, thép Việt phải tự chủ nguyên liệu | |
Hàng Việt bị Hoa Kỳ kiện phòng vệ thương mại nhiều nhất |
Thép là ngành hàng điển hình thường xuyên dính vào các vụ kiện phòng vệ thương mại. Ảnh: Internet |
Theo Bộ Công Thương, năm 2019 chứng kiến xu thế gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại tại nhiều nước, khu vực trên thế giới. Đặc biệt, xung đột thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt càng góp phần làm chủ nghĩa bảo hộ lan rộng.
Đáng chú ý, lý do áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại ngày càng đa dạng, phong phú, từ mối đe dọa "an ninh quốc gia" dẫn đến tăng thuế nhập khẩu nhôm thép, cho đến vấn đề "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" dẫn đến tăng thuế các sản phẩm vi phạm.
Bên cạnh đó không thể không nhắc đến lý do "cạnh tranh không lành mạnh" dẫn đến các biện pháp trả đũa trực tiếp, đặc biệt là các biện pháp phòng vệ thương mại, gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Bộ Công Thương đánh giá: Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như xung đột thương mại Mỹ - Trung dẫn tới sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Ngoài ra, Việt Nam cũng chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố này, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, đang thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sắp tới là FTA Việt Nam-EU (EVFTA).
Tính đến tháng 12/2019, đã có 20 vụ việc chống lẩn tránh thuế do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 12,6% tổng số các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Các nước thường xuyên điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa của Việt Nam gồm: Hoa Kỳ, EU và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cụ thể, các nước này đã tiến hành điều tra 19/20 vụ việc, chiếm 95% tổng số vụ việc điều tra lẩn tránh đã tiến hành với hàng hóa Việt Nam.
Thêm vào đó, số lượng vụ việc trong những năm gần đây có những diễn biến phức tạp. Từ năm 2014 đến nay, có tổng số 11 vụ việc điều tra chống lẩn tránh, nhiều hơn toàn bộ số vụ việc lẩn tránh bị điều tra từ năm 2013 trở về trước (với 9 vụ việc).
Trong bối cảnh thương mại quốc tế đang có những diễn biễn hết sức phức tạp, Bộ Công Thương nhận định xu thế điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ gia tăng, đặc biệt khi Việt Nam bắt đầu thực thi EVFTA.
Tin liên quan
Lưu ý gì về cuộc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá lốp xe ô tô của Nam Phi
10:42 | 23/10/2024 Kinh tế
Chủ động trong phòng vệ thương mại để giữ lợi thế xuất khẩu
07:15 | 13/03/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với tủ gỗ từ Việt Nam
11:18 | 01/03/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK