Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
Các doanh nghiệp dệt may đưa ra nhiều kiến nghị để tăng trưởng xuất khẩu. Ảnh: H.Dịu |
Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương vào sáng 29/12, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, nhờ sự chỉ đạo kịp thời và hợp lý của Chính phủ, ngành dệt may Việt Nam là nước duy nhất trong top 5 các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới không bị cách ly và không bị dừng sản xuất.
“Đây có thể nói là nguyên nhân quan trọng nhất giúp cho dệt may Việt Nam có mức giảm thấp nhất trong xuất khẩu, xét về mặt hàng quần áo”, ông Lê Tiến Trường nhận định.
Theo số liệu cập nhật mới nhất trong ngành dệt may thì lợi nhuận thời trang toàn cầu giảm 93%, hơn 10 thương hiệu chuỗi cung ứng và thương hiệu thời trang lớn phá sản, khoảng 200.000 lao động trong chuỗi cung ứng thời trang của Mỹ đã mất việc làm.
Trong khi đó, nhờ không bị gián đoạn sản xuất nên thị phần hàng dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, lần đầu đạt tăng trưởng 20% tại thị trường Mỹ.
Lãnh đạo Tập đoàn Dệt may nhận định, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) không bù đắp được hoàn toàn sự sụt giảm của thị trường nhưng cũng đã góp phần đỡ thiếu hụt về mặt đơn hàng.
Thực tế tại các doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp ngành dệt may đã có sự chuẩn bị từ đầu năm khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn, có nhiều giải pháp tổng hợp và dịch chuyển nguồn cung.
Ngay từ đầu tháng 2, nhiều doanh nghiệp đã sản xuất các sản phẩm phòng dịch và bình ổn giá trong nước, các mặt hàng này đã thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng đảm bảo việc làm cho nhiều người lao động.
Nhờ đó, các doanh nghiệp ngành dệt may đã đảm bảo cơ bản được việc làm cho người lao động với trên 4 triệu người.
Nói thêm về vấn đề này, ông Lê Tiến Trường thông tin, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2020 giảm hơn 10%, lợi nhuận giảm 15% nhưng lương của người lao động chỉ giảm 4,5%, đạt trung bình trên 8,1 triệu đồng/người/ tháng, do giảm giờ làm trên 12%, lương thực tế theo giờ tăng trên 8%.
Ông Lê Tiến Trường cho hay, các doanh nghiệp dệt may đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ. Nhưng năm 2021 vẫn sẽ đầy khó khăn và bất định.
Theo ông Trường, xu thế giảm giá, hàng hoá đơn giản sẽ thay thế hàng thời trang, dẫn tới năng lực sản xuất sẵn có sẽ trở nên dư thừa và xuất hiện nhiều yêu cầu các năng lực sản xuất mới. Tuy nhiên, năm 2021, ngành dệt may vẫn đặt kế hoạch bằng 2020, xuất khẩu cao nhất 39 tỷ USD.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành dệt may kiến nghị Chính phủ cần tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để tạo sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trong nước, ngành ngân hàng cần giảm lãi suất vay dài hạn, có những hướng dẫn cụ thể hơn về FTA…
Chính phủ cũng cần tiếp tục chỉ đạo tiết giảm được chi phí ngoài sản xuất, nhất là các chi phí logistics thông qua quy hoạch mạng lưới logistic quốc gia, cùng các chi phí thuế quan khác.
Tại hội nghị, sau khi lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết lãnh đạo Chính phủ luôn lắng nghe từng hơi thở của các doanh nghiệp trong phát triển đất nước.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Cần coi trọng an toàn tài chính, tiền tệ hơn mục tiêu lợi nhuận
15:57 | 24/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics