Viện Chiến lược và Chính sách tài chính: Phát huy truyền thống, đẩy mạnh hội nhập, đổi mới và phát triển
TS. Nguyễn Như Quỳnh |
Phát huy truyền thống, tô thắm nét son
Ngay từ thời kỳ đầu được thành lập (1961 - 1975), trong bối cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính được giao nhiệm vụ quan trọng là biên dịch các tài liệu cập nhật lý luận về mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kinh nghiệm thực hiện các chính sách kinh tế - tài chính của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó chủ yếu là của Liên Xô và Trung Quốc. Thời điểm này, đất nước vẫn còn chiến tranh, giao thông liên lạc bị chia cắt; tài liệu, báo cáo bị phân tán ở nhiều ngành, địa phương… nên công tác thu thập thông tin, tài liệu gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, lực lượng cán bộ của Viện rất mỏng, điều kiện làm việc và cơ sở vật chất thiếu thốn. Song, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, tập thể cán bộ Viện Chiến lược và Chính sách tài chính đã đồng sức, đồng lòng, nỗ lực vượt mọi khó khăn, chủ động tổ chức biên dịch được một khối lượng lớn sách, báo, tạp chí, tài liệu, góp phần làm giàu thêm kho tàng lý luận, học thuật về kinh tế - tài chính cho đất nước.
Thời kỳ 1976 - 1985, cả nước thống nhất, tiến hành xây dựng nền kinh tế phát triển theo đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa với đặc trưng là cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976) đã đưa ra đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới ở nước ta là “đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” và được cụ thể hóa thành hai kỳ kế hoạch 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985).
Theo đường lối phát triển kinh tế của Đảng, tài chính nhà nước có nhiệm vụ quan trọng là phân bổ các nguồn lực hợp lý, hiệu quả. Đây cũng là giai đoạn công tác nghiên cứu khoa học của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính được phát huy và đạt các kết quả đáng ghi nhận, mảng tư liệu khoa học dịch thuật, biên dịch được chuẩn bị khá đầy đủ về các lĩnh vực thuế, ngân sách nhà nước, tín dụng - tiền tệ, bảo hiểm, quản lý chi… Viện cũng chuyển hướng nghiên cứu, tổng hợp, đúc rút hệ thống cơ sở lý luận khoa học nhằm chuyển đổi cơ chế quản lý tài chính tư bản chủ nghĩa ở miền Nam và hợp thành mô hình quản lý tài chính thống nhất xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước; cung cấp nhiều báo cáo khoa học góp phần xây dựng nền tảng lý luận về tài chính xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ kinh tế hàng hóa tập trung, bước đầu đặt nền móng cho việc xây dựng nền tài chính quốc gia.
Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung không còn phù hợp, thay vào đó cần phải đổi mới mô hình kinh tế. Tuy nhiên, đổi mới như thế nào thì chưa được định hình rõ. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho các nhà nghiên cứu khoa học là phải tìm hiểu, nghiên cứu để định hình mô hình tài chính, cách thức đổi mới trong nền kinh tế thị trường. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính đã tiên phong trong sự nghiệp đổi mới tài chính theo hình thức vừa học, vừa nghiên cứu, vừa phổ biến, thông qua nhiều hoạt động sinh hoạt khoa học phong phú, đa dạng.
Trong suốt 10 năm đầu đổi mới (1986 - 1995), với chủ trương đi trước đón đầu, khai phá các quan điểm mới, dự báo những diễn biến mới của tình hình kinh tế - tài chính trong và ngoài nước, vừa nghiên cứu lý luận vừa kết hợp nghiên cứu thực tiễn, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới của ngành Tài chính. Minh chứng cho những đóng góp đó là nhiều ý tưởng mới, kết quả nghiên cứu có tính lý luận và thực tiễn cao đã được đưa vào trong các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành và cấp cơ sở. Không ít ý tưởng mới, luận cứ khoa học của Viện đã được xã hội đồng thuận, ngành Tài chính vận dụng trong công tác hoạch định chính sách, xây dựng chế độ tài chính.
Chuyển sang thời kỳ 1996 - 2000, việc đổi mới chính sách, chế độ tài chính như thế nào là một yêu cầu bức thiết của ngành Tài chính. Với chức năng quản lý khoa học toàn ngành, trực tiếp làm công tác nghiên cứu, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính đã cùng với Hội đồng khoa học ngành Tài chính đề xuất hơn 200 đề tài nghiên cứu (cấp Viện, cấp Bộ, cấp Nhà nước) với trọng tâm là xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách, chế độ trong từng lĩnh vực hoạt động của nền tài chính quốc gia. Đồng thời, Viện cũng đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế - tài chính; phân tích dự báo kinh tế - tài chính trong nước và quốc tế phục vụ công tác quản lý và điều hành của Bộ; nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch tài chính - ngân sách; đóng góp vào văn kiện Đại hội Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ trong lĩnh vực tài chính - ngân sách... Nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị từ cấp Nhà nước, cấp Bộ đến cấp cơ sở do các nghiên cứu viên của Viện trực tiếp chủ trì hoặc làm thành viên đã được xã hội công nhận, trân trọng và đánh giá cao, góp phần quan trọng và hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới nền tài chính quốc gia.
Thời kỳ 2001 - 2010, việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chiến lược Tài chính giai đoạn 2001 - 2010 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tài chính, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ tài chính nói riêng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính là cơ quan chủ trì, huy động trí tuệ tập thể của các nhà quản lý, chuyên gia tài chính, nhà khoa học trong và ngoài ngành Tài chính cùng tham gia xây dựng Chiến lược Tài chính 2001 - 2010.
Trải qua quá trình nghiên cứu công phu, nhiều lần tổ chức hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ quản lý, các cơ quan trong và ngoài Ngành, cuối năm 2000, bản dự thảo cuối cùng của Chiến lược Tài chính 2001 - 2010 đã được báo cáo Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 211/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Định hướng phát triển Tài chính Việt Nam đến năm 2010”.
Từ năm 2011 đến nay, đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, mở ra nhiều thời cơ lớn nhưng cũng không ít thách thức. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính đã từng bước khẳng định được vai trò tích cực trong quá trình tham gia xây dựng chính sách tài chính, hoàn thiện văn bản pháp luật của Bộ Tài chính khi tham gia phân tích, đánh giá tác động và tổng hợp kinh nghiệm quốc tế đối với một số chính sách tài chính quan trọng như chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, mô hình giám sát doanh nghiệp nhà nước, quản lý ngân sách...
Được sự ghi nhận của Lãnh đạo Bộ về kinh nghiệm và thành công trong việc xây dựng Chiến lược Tài chính giai đoạn 2001 - 2010, Viện tiếp tục được giao là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ xây dựng Chiến lược Tài chính Việt Nam 2011 - 2020. Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 hướng trọng tâm vào ba đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Việc hoàn thành Chiến lược Tài chính 2011 - 2020 có thể được xem là một trong những thành công lớn của ngành Tài chính, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính nói riêng.
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam chịu tác động bất lợi và kéo dài từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 - 2009, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính đã kịp thời nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tài chính tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó nhiều nội dung đã được đưa vào Nghị quyết số 13/NQ-CP năm 2012 và Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2013 của Chính phủ.
Năm 2021, Viện xác định nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện tổng kết, đánh giá Chiến lược Tài chính 10 năm (2011 - 2020), từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong từng thời kỳ phát triển của nền tài chính quốc gia; đồng thời huy động trí tuệ tập thể của các nhà quản lý, các chuyên gia tài chính, các nhà khoa học trong và ngoài Bộ để xây dựng Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 nhằm cụ thể hóa các chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước giai đoạn 10 năm tới.
Cùng với đó, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã phải thực hiện nhiều chính sách tài khóa về miễn, giảm, gia hạn thuế để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trước đó, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cũng đã chủ động nghiên cứu nhiều đề tài đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến các lĩnh vực của nền kinh tế, kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng các công cụ tài khóa để ứng phó đại dịch Covid-19… Từ đó, Viện đã đưa ra các kiến nghị, giải pháp về chính sách tài chính gửi các cục, vụ, trình Lãnh đạo Bộ tham khảo trong quá trình soạn thảo, ban hành chính sách tài chính hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn một cách kịp thời và hiệu quả cho doanh nghiệp, thể hiện quyết tâm của toàn ngành Tài chính luôn đồng hành cùng Chính phủ, cả nước đẩy lùi dịch bệnh.
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính chủ trì tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam hằng năm kể từ năm 2017 |
Thu hút trí tuệ, khẳng định vị thế khoa học
Để hoàn thành một khối lượng lớn nhiệm vụ chuyên môn, với tâm thế luôn xác định nhân tố con người là yếu tố quyết định, trong 60 năm qua, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Do vậy, trong mọi thời kỳ, đội ngũ nghiên cứu viên, viên chức của Viện vừa đảm bảo phục vụ tốt cho yêu cầu nghiên cứu, vừa đáp ứng cho nhu cầu điều động luân chuyển nhân lực chất lượng cao cho các đơn vị khác trong và ngoài Bộ.
Đến nay đã có nhiều thế hệ công chức, viên chức của Viện trưởng thành, giữ chức vụ lãnh đạo cấp cao tại nhiều cơ quan trong và ngoài ngành Tài chính như: ông Chu Tam Thức - Bộ trưởng Bộ Tài chính (1982 - 1986); ông Phan Văn Dĩnh - Thứ trưởng Bộ Tài chính (1990 - 1993), Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính (1993 - 1994), Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam (1994 - 2000); ông Tào Hữu Phùng - Thứ trưởng Bộ Tài chính (1992 - 2002), kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội (1997 - 2007); ông Nguyễn Ngọc Hiến - Thứ trưởng Bộ Tư pháp (1992 - 1998), Thứ trưởng Bộ Nội vụ (2003 - 2007); ông Nguyễn Công Nghiệp - Thứ trưởng Bộ Tài chính (2002 - 2008), Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính (2008 - 2014), kiêm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương (2013 - 2014); ông Đinh Văn Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội (2007 - 2021); ông Huỳnh Quang Hải - Thứ trưởng Bộ Tài chính (2015 - 8/2021); ông Vũ Nhữ Thăng - Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (9/2019 đến nay); ông Võ Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ Tài chính (8/2021 đến nay)... và nhiều đồng chí giữ các vị trí Lãnh đạo Tổng cục, Cục, Vụ và các chức danh tương đương thuộc Bộ Tài chính và các bộ, ngành khác.
Những kết quả đạt được là niềm vinh dự to lớn và rất tự hào của các thế hệ lãnh đạo, viên chức đã từng công tác tại Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, đồng thời cũng đặt lên vai đội ngũ viên chức, nghiên cứu viên hiện nay những trọng trách, sứ mệnh và nghĩa vụ phải tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, gìn giữ và tô thắm những nét son, khai thác tối đa các tiềm năng và thế mạnh của Viện để khẳng định vị thế và uy tín của một cơ quan nghiên cứu khoa học tài chính hàng đầu của đất nước, đưa Viện phát triển trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học tài chính mang tầm cỡ khu vực và quốc tế trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu ngày càng sâu rộng, mục tiêu của Viện là tập trung xây dựng lực lượng cán bộ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; vững vàng về chính trị; sáng tạo, chủ động trong nghiên cứu, có đủ năng lực tham gia trực tiếp vào các diễn đàn sinh hoạt khoa học về kinh tế - tài chính của khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, trên tất cả, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính sẽ luôn là ngôi nhà khoa học chung không chỉ của các cán bộ, nghiên cứu viên của Viện mà còn rộng mở cho tất cả các nhà khoa học trong và ngoài ngành, trong nước và quốc tế, những cá nhân và tổ chức có đam mê cống hiến vào thành tựu phát triển khoa học của ngành Tài chính nói riêng và của đất nước nói chung.
Nhìn lại 60 năm qua, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính đã làm tốt vai trò tạo dựng một ngôi nhà chung của các nhà khoa học, tạo ra môi trường làm việc lý tưởng, khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo, niềm say mê nghiên cứu và nhiệt tâm cống hiến của lớp lớp các thế hệ trong Viện. Trong tương lai, Viện sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác trong nghiên cứu, chủ động gắn kết chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu, nhà khoa học với những người làm công tác thực tiễn để các sản phẩm nghiên cứu vừa có chiều sâu về hệ thống lý luận vừa bám sát thực tiễn… tạo nền tảng cơ bản để phát triển và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của Viện, xứng đáng là đơn vị nghiên cứu khoa học hàng đầu của ngành Tài chính.
Ghi nhận và đánh giá cao những thành tích, đóng góp của Viện trong quá trình 60 năm xây dựng và trưởng thành, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính đã vinh dự được Nhà nước, Chính phủ và Bộ Tài chính tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý như Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2016), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2006, 2011), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2001), Cờ Thi đua của Chính phủ (2014, 2020), Cờ Thi đua của Bộ Tài chính (2006, 2012, 2019)… Các đơn vị trong Viện nhiều năm liền được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính… Nhiều cán bộ của Viện được tặng thưởng Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huy chương vì sự nghiệp Tài chính, Huy chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ; hàng trăm lượt cán bộ của Viện được bình bầu là Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính… |
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics