Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao
Hiện nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Từ chỗ chỉ có 3 cơ quan đại diện ngoại giao sau ngày Độc lập, nay chúng ta đã có 98 Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự tại các nước. Việt Nam là thành viên Liên hợp quốc, WTO, Liên minh Nghị viện thế giới và hầu hết các tổ chức quốc tế ở khu vực và thế giới. Vào thời điểm hiện tại, Việt Nam đang tham gia Ban lãnh đạo của nhiều cơ chế quốc tế như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014-2016); Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO (nhiệm kỳ 2013-2017), Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cơ quan nguyên tử quốc tế IAEA (nhiệm kỳ 2013-2015)… Chúng ta cũng là một trong ít quốc gia tham gia tất cả các liên kết kinh tế khu vực quan trọng, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP... Những con số dữ liệu trên đây cũng được bổ sung thêm bằng việc cho đến nay, chúng ta đã có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút tới hơn 250 tỷ USD từ nguồn FDI. |
Nhìn lại ngoại giao đa phương năm 2015, chúng ta có thể tự hào với những mốc son ấn tượng. Trong những ngày từ 28-3 đến 1-4-2015, tại Hà Nội, cả thế giới đã thấy Việt Nam tổ chức thành công ngoạn mục Hội nghị Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU 132) với số lượng khách quốc tế lên tới 2.000 người với 174 đoàn, đông đảo giới báo chí đến từ nhiều quốc gia. Đây là hội nghị quốc tế lớn nhất từ trước tới nay được Việt Nam đăng cai tổ chức. Với chủ đề “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động”, theo sáng kiến của Việt Nam, một “Tuyên bố Hà Nội” đề cập mọi vấn đề nóng hổi của thời đại, đồng thời cũng làm rõ được cam kết và quyết tâm hành động của nhân dân thế giới đối với các mục tiêu phát triển bền vững cho giai đoạn sau năm 2015. Tuyên bố Hà Nội của IPU 132 đã trở thành đóng góp quan trọng bậc nhất khi những người đứng đầu cơ quan lập pháp các quốc gia nhóm họp ở New York đầu tháng 9-2015, nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu thông qua “17 mục tiêu phát triển bền vững” của Liên hợp quốc cho giai đoạn sau 2015.
Có thể nói IPU 132 đã “mở hàng” cho năm ngoại giao 2015 của Việt Nam. Hội nghị đã mang tới Thủ đô Hà Nội hơn 100 Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội/Nghị viện trong số hơn 160 quốc gia thành viên IPU. Nền ngoại giao hòa hiếu chính nghĩa, dân tộc Việt Nam mến khách chân thành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hấp dẫn đã để lại trong lòng bạn bè đến từ năm châu những kỷ niệm khó quên, những tình cảm yêu mến và trân trọng đối với con người và đất nước Việt Nam. Cánh cửa 2015 cũng được mở rộng chào đón các chuyến thăm của nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ nhiều nước, trong đó có Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev (từ ngày 5 đến 7-4-2015); Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ieland David Cameron (từ ngày 29 đến 30-7-2015); Tổng Bí thư Đảng Cộng sản và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình (ngày 5, 6-11-2015)…
Đáp lại thịnh tình của lãnh đạo và nhân dân các nước, trong năm 2015 cũng đã có nhiều đoàn của lãnh đạo ta đi thăm chính thức và làm việc tới nhiều quốc gia, dự các Hội nghị cấp cao khu vực và thế giới. Nổi bật là những chuyến thăm Trung Quốc (từ ngày 7 đến 10-4-2015) và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (tháng 6 và 10-2015 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm tăng cường quan hệ hợp tác với hai cường quốc rất đặc thù trong quan hệ với Việt Nam; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự Hội nghị cấp cao Nghị viện thế giới ở New York và thăm Mỹ (31-8 đến 9-9-2015) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Liên hợp quốc và Hội nghị thượng đỉnh nhằm xây dựng và thông qua mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (từ 25 đến 28-9-2015) đã đưa Tuyên bố Hà Nội, đưa tiếng nói yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế, góp phần quan trọng trong việc hình thành 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG’s) với 169 tiêu chí, thay cho 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG’s) mà Việt Nam nằm trong top đầu các quốc gia thực hiện thành công nhất. Trong những ngày cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Paris dự Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP21, 31-11 đến 1-12), thăm Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu (2-12) và chứng kiến Lễ ký kết kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU, thể hiện tư thế sẵn sàng thực hiện nghiêm túc cam kết nghĩa vụ bên tham gia các công ước quốc tế của mình đối với cộng đồng chung quốc tế và châu lục châu Âu, và thể hiện mong muốn, yêu cầu các quốc gia và các thể chế đa phương cùng chia sẻ thực hiện nghĩa vụ của họ. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cùng các nhà lãnh đạo khu vực và thế giới dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia (21-11-2015), đã ký Tuyên bố quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN từ ngày 31-12-2015, một thực thể liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên vì một Đông Nam Á cùng đoàn kết phát triển thịnh vượng.
Trong bối cảnh cục diện địa-chính trị đã hình thành, đang diễn biến phức tạp ở cả hai cấp độ khu vực và thế giới, mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lợi ích dân tộc của các quốc gia khác nhau, đòi hỏi phải có một nền ngoại giao ngày càng phải linh hoạt hơn nhưng kiên quyết hơn, khôn khéo hơn nhưng phải cảnh giác hơn, “biết người biết ta” để “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như Hồ Chủ tịch thường căn dặn các thế hệ ngoại giao Việt Nam.
Cơ hội do Cộng đồng ASEAN đem lại sẽ không nhỏ, nhưng để có một Biển Đông luôn vỗ sóng hòa bình, tự do hàng hải, đòi hỏi các nước thành viên phải đồng thuận hơn, đoàn kết hơn trong hợp tác an ninh-chính trị. Chỉ có triệt để xác định hòa bình-an ninh-ổn định để cùng có tiếng nói chung, chỉ có đoàn kết vì lợi ích chung để phát triển bền vững, ASEAN mới có thể cùng hợp tác đấu tranh nhằm thuyết phục các cường quốc khu vực tuân thủ một cách thực sự nghiêm túc luật pháp quốc tế, Hiến chương và Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc .
Về phần mình, chúng ta cũng cần tiếp tục chủ động đóng góp, đưa ra được những sáng kiến “cùng thắng” (win-win) trong quan hệ hợp tác với các nước, không chỉ ở khu vực mà trong cộng đồng quốc tế nói chung, để cùng vượt qua thách thức, tận dụng những cơ hội mới đang tới.
Tin liên quan
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics