Vì sao khó dập dịch sốt xuất huyết?
Theo Sở Y tế Hà Nội, đến nay, trên địa bàn Thủ đô đã ghi nhận trên khoảng 20.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SHX) với 7 ca tử vong. Trong 3 tuần gần đây, số ca mắc mới SXH ở Hà Nội luôn ở mức trên 3.400 bệnh nhân, số nhập viện dao động từ 2.600- 3.100 bệnh nhân. Dù dịch bệnh bùng phát mạnh từ cuối tháng 5 đầu tháng 6 song thời điểm này hầu như công tác phòng dịch vẫn chưa được cả xã hội quan tâm mà chỉ có các biện pháp ứng phó, đến thời điểm tháng 7, tháng 8 khi dịch bệnh bùng phát dữ dội, công tác phòng chống dịch mới được đẩy lên cao trào song cao trào chỉ ở cấp TP, cấp xã, phường vẫn... bình chân như vại.
Chị Dương Thị Nga, phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế mà hàng ngày chị vẫn đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng thì phun thuốc muỗi có hiệu quả nhất vào đầu giờ sáng, tức khoảng 5-7 giờ và cuối giờ chiều nhưng theo quan sát của cá nhân chị giờ phun thuốc của các cán bộ y tế vào 9-10 giờ sáng, như vậy hiệu quả diệt muỗi liệu có bảo đảm hay không. “Liệu có hay không tình trạng phun thuốc cho đạt chỉ tiêu, số lượng, liều lượng được giao còn việc có đạt hiệu quả diệt muỗi hay không thì không quan tâm”, chị Nga chia sẻ.
Trong công tác phòng chống dịch, lãnh đạo ngành Y tế Hà Nội cũng khẳng định, Hà Nội đã quyết liệt thực hiện tổng thể các biện pháp phòng chống dịch trong đó chủ yếu là phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng và thành lập hơn 26.000 các tổ xung kích diệt bọ gậy. Song thực tế cho thấy hoạt động này còn mang tính chất... phong trào.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cũng thừa nhận, 60% đội xung kích diệt bọ gậy hoạt động có hiệu quả, 40% các đội hoạt động chưa hiệu quả. Bản thân người dân khi nhận các tờ rơi về phòng chống dịch ít người có thói quen đọc, tìm hiểu, nghiên cứu mà thường chỉ ngó qua một lượt rồi sau đó vứt lung tung khắp nhà hoặc tệ hơn là bỏ vào sọt rác.
Biện minh cho việc chống dịch chưa hiệu quả, đại diện Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện ngân sách chi cho công tác phòng chống dịch SXH còn hạn chế, chỉ đáp ứng 10% nhu cầu. Cụ thể, năm nay kinh phí cấp cho công tác này khoảng 100 tỷ đồng. Với số tiền này chỉ những xã, địa phương trọng điểm (số ca mắc trung bình cao, có nguồn lây bệnh cao) được đầu tư 10% (tức là 1/10 nhu cầu) trong khi lẽ ra tất cả các xã trong vùng đều được giám sát trọng điểm, đầu tư kinh phí. Đó là chưa nói đến hệ thống cộng tác viên phòng chống dịch chỉ được 50.000 đồng/người/tháng mà mỗi cộng tác viên phụ trách tuyên truyền khoảng 70-100 hộ gia đình thường xuyên hàng tuần.
Theo các chuyên gia y tế, ý thức làm việc nghiêm túc của cán bộ y tế, cán bộ phòng chống dịch, ý thức chủ động phòng dịch, hợp tác chống dịch của người dân là then chốt trong công tác chống dịch SXH đang bùng phát dữ dội hiện nay. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, thói quen chống dịch hiện nay của cả người dân và cán bộ là “nước đến chân mới nhảy” dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác phòng dịch.
Để phòng chống dịch đạt hiệu quả, ông Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Môi trường y tế, Bộ Y tế cho rằng, mạng lưới tình nguyện viên như đội xung kích, tổ giám sát cần đi kiểm tra từng nhà và các nơi công cộng như bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, trụ sở các cơ quan đoàn thể, chợ, các công trình xây dựng để tuyên truyền và cùng với người dân phát hiện và diệt các ở bọ gậy hay thả hóa chất diệt bọ gậy vào nơi/dụng cụ chứa nước (không phải là nước sinh hoạt)... Chất lượng và độ bao phủ của các hoạt động này cần được chú trọng duy trì, tránh kiểu hình thức, qua loa, đại khái.
Tin liên quan
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics