Vấn nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ
Biểu tình bạo loạn tại Mỹ liên quan đến cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd |
Những vụ đụng độ bạo lực, giết người, dù là ngộ sát, vì màu da không phải lúc nào cũng xảy ra, nhưng người ta vẫn có thể nhận diện được sự hiện hữu của nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ qua cách giải quyết các vụ việc tại cơ quan công quyền, hay qua cách ứng xử hằng ngày giữa những người sống trong các cộng đồng nhất định.
Trên thực tế, có thể thấy được sự phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống tồn tại ở nhiều nơi trên đất Mỹ: từ trường học, công sở, tòa án, cho đến cảnh sát. Đó là những nơi mà dường như người da trắng luôn nắm các vị trí chủ chốt, ra quyết định. Nếu người da màu giữ được vị trí tương tự thì họ phải nỗ lực gấp hơn nhiều lần các đồng nghiệp da trắng. Các kết quả điều tra xã hội cho thấy biểu đồ phân bổ nhân lực của người da màu tại Mỹ hiện nay ở dạng hình nón, tức là càng lên các vị trí quan trọng như giám đốc điều hành các tập đoàn lớn hay quan chức cấp cao trong Chính phủ thì càng ít người da màu. Nếu nhìn vào số liệu khảo sát của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) năm 2013 về tỷ lệ sở hữu của cải trong xã hội thì người Mỹ da trắng nắm tới 90% tài sản của nước Mỹ, người Mỹ Latinh nắm giữ 2,3% và người Mỹ gốc Phi nắm giữ 2,6%.
Nước Mỹ là quốc gia đa sắc tộc, gồm cả da trắng, da màu, da đỏ (American Indian-thường gọi là người Anh-điêng), người gốc Á da vàng, chưa kể một tỷ lệ lớn người Mỹ Latinh. Thế nhưng, luật bất thành văn, màu da vẫn là một tiêu chí để nhìn nhận, đánh giá một con người ở đây bởi nước Mỹ vốn là đất nước được biết đến một phần vì lịch sử gắn với nạn phân biệt chủng tộc. Có thể thấy một sự thật hiện nay ở xã hội Mỹ đó là người Mỹ gốc Phi không phải nhóm người da màu duy nhất bị đối xử phân biệt. Tính riêng từ cuối tháng 3 đến nay, đã có tới hơn 1.100 vụ người gốc Á là nạn nhân của những hành vi và lời nói phân biệt đối xử. Đa phần các vụ việc không quá nghiêm trọng hay quá bạo lực nhưng cũng gây bức xúc trong cộng đồng người dân, như vụ bé gái gốc Á bị người lạ đẩy ngã khỏi xe đạp của em trong công viên hay một gia đình gốc Á bị gây sự, to tiếng tại siêu thị rau quả thực phẩm bởi bị cho là đem virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đến nước Mỹ.
Sự kỳ thị người da màu, trong đó có người châu Á, không phải bây giờ mới xảy ra khi đại dịch Covid-19 bùng phát, mà nó đã tồn tại từ thời những người dân nhập cư mới đặt chân tới Mỹ cách đây hàng trăm năm. Giáo sư Janelle Wong, chuyên nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại Đại học Maryland, nhận định rằng những hành động kỳ thị người gốc Á bắt nguồn từ kiểu suy nghĩ của một bộ phận người Mỹ da trắng luôn coi các chủng tộc khác là ngoại lai và không muốn người châu Á, dù sống ở Mỹ bao nhiêu năm đi nữa, trở thành người Mỹ.
Nếu nhìn lại lịch sử nước Mỹ, thì việc phân biệt đối xử với người gốc Á thậm chí đã từng được luật hóa trong đạo luật 1875 (Page Act of 1875) và đạo luật Loại trừ người Trung Quốc 1882 (Chinese Exclusion Act of 1882). Đây là hai đạo luật đầu tiên về vấn đề nhập cư, được thông qua để cấm những người lao động gốc Trung Quốc vào Mỹ do tâm lý bài ngoại và lo ngại người gốc Á cạnh tranh việc làm với người Mỹ lúc đó. Cùng với việc hạn chế nhập cư, các đạo luật này của Mỹ cũng nhằm mục đích ngăn cản người gốc Trung Quốc hay người gốc Á không thể trở thành công dân Mỹ trong nhiều thập niên. Rõ ràng, ngay từ những ngày đầu khi nước Mỹ mới thành lập, người Mỹ đã luôn không muốn người gốc Á trở thành một phần cộng đồng của họ.
Có thể thấy các cuộc biểu tình bạo loạn chống nạn phân biệt chủng tộc vừa qua ở Mỹ đã phản ánh một nước Mỹ đang ngày càng chia rẽ, không những về kinh tế, tôn giáo và văn hóa mà còn cả về sắc tộc. Chắc chắn việc xóa bỏ tâm lý phân biệt chủng tộc ở Mỹ sẽ còn rất dài, và lắm chông gai.
Tin liên quan
Thành quả sau 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden
10:12 | 21/01/2022 Nhìn ra thế giới
Nước Mỹ “né” được cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng Giáng sinh
08:23 | 24/12/2021 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua tuyên bố chính trị về chống phân biệt chủng tộc
08:41 | 23/09/2021 Nhìn ra thế giới
Kinh tế thế giới có vững tay chèo trong năm 2025
17:01 | 26/01/2025 Nhìn ra thế giới
Để AI dẫn dắt thế giới?
13:42 | 25/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
09:53 | 24/01/2025 Nhìn ra thế giới
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Công đoàn Cục Hải quan TPHCM tặng quà Tết cho người già và trẻ nhỏ
Tiềm lực và cơ hội để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới
Sức vươn ở Hải quan Nam Giang
Những bước đi quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá toàn diện ngành Thuế
Kinh tế thế giới có vững tay chèo trong năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics