Chuyên gia Mỹ phản đối ứng viên Trung Quốc tham gia thẩm phán Tòa Án Quốc tế về Luật biển
Trước thềm Hội nghị thường niên lần thứ 30 của 167 quốc gia thành viên Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) sẽ được tổ chức từ ngày 15-19/6/2020, giới chuyên gia Mỹ đã lên tiếng gay gắt trước việc ứng cử viên Trung Quốc có tên trong danh sách ứng cử viên bầu 7 thẩm phán mới vào Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển (ITLOS).
|
Theo kế hoạch, trong chương trình làm việc của Hội nghị thường niên UNCLOS, các nước thành viên sẽ bầu 7 thẩm phán mới vào ITLOS, thay thế cho các thẩm phán hết nhiệm kỳ. Theo đó, thời gian qua, danh sách 10 ứng viên thẩm phán đến từ 10 nước khác nhau đã được lựa chọn. Và điều đáng nói là trong danh sách này có nhà ngoại giao Đoàn Khiết Long (Duan Jielong) - Đại sứ Trung Quốc tại Hungary. Sự có mặt của ứng viên Trung Quốc đã gây ra tranh cãi trong bối cảnh từ nhiều năm nay, Bắc Kinh không ngần ngại thể hiện những hành động và tuyên bố coi thường UNCLOS, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông.
Trong một bài phân tích: “Bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp tại Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển”, đăng trên trang mạng Lawfare ngày 8/5/2020, Giáo sư Jonathan G. Odom - một cựu thẩm phán quân đội Mỹ, hiện là GS về luật quốc tế tại Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Âu George C. Marshall ở Garmisch-Partenkirchen (Đức), đã kêu gọi các nước thành viên UNCLOS là không bỏ phiếu cho ứng cử viên Trung Quốc.
“Ứng cử viên Trung Quốc thua kém những người khác”
Theo giới chuyên gia Mỹ, chỉ cần so sánh quá trình làm việc và trình độ chuyên môn của các ứng viên sẽ thấy thực tế: 7 ứng cử viên khác trong số những người được đề cử năm 2020 có trình độ cao hơn hẳn ứng cử viên của Trung Quốc, để làm thẩm phán tại ITLOS. Đánh giá này căn cứ vào cả kinh nghiệm tư pháp hiện tại hoặc trước đây và quá trình công tác của ông Đoàn Khiết Long.
Ngay cả khi bỏ qua vấn đề năng lực cá nhân, việc không bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc là một vấn đề nguyên tắc. Mỗi quốc gia thành viên của UNCLOS cần đặt ra câu hỏi: “Có nên để Trung Quốc giữ một ghế thẩm phán với nhiệm kỳ 9 năm trong một Tòa án được UNCLOS công nhận, trong khi Bắc Kinh đã ngang nhiên tấn công vào tính hợp pháp của một tòa án khác - Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) vốn cũng được UNCLOS công nhận?”
Đó là chưa kể đến việc kiểm tra lại các vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Không thể bầu một nước đang phá hoại UNCLOS vào một Tòa án của UNCLOS”
Tòa Trọng Tài Thường Trực đã xem xét và phán quyết về vụ kiện Biển Đông là một cơ chế hoàn toàn hợp pháp, trong khi UNCLOS cũng xác định rõ ràng 4 tòa án và tòa trọng tài có thẩm quyền xét xử các tranh chấp trong khuôn khổ công ước: Tòa Án Công Lý Quốc Tế (ICJ), Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển (ITLOS), một tòa trọng tài thường trực được thành lập theo một trong các phụ lục của UNCLOS và một tòa trọng tài đặc biệt để giải quyết một số loại tranh chấp đặc biệt .
Điểm cần ghi nhận là UNCLOS không quy định bất kỳ thứ bậc nào giữa 4 cơ chế tư pháp nói trên. Nói cách khác, tất cả đều được xem như là bình đẳng với nhau về thẩm quyền pháp lý để xem xét và xét xử các tranh chấp theo tinh thần Công ước. Mỗi nước tham gia UNCLOS đều có quyền chọn một trong ba cơ quan tư pháp đầu tiên để giải quyết tranh chấp với các quốc gia khác liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng UNCLOS (Điều 287). Nếu không tuyên bố chọn một cơ chế cụ thể nào để xét xử các tranh chấp, thì quốc gia thành viên đó mặc nhiên được coi là đã chấp nhận cơ chế trọng tài, phù hợp với phụ lục của UNCLOS (Điều 287).
Do việc Trung Quốc chưa bao giờ ra tuyên bố chọn một cơ chế xét xử, vì vậy cơ quan tư pháp hợp pháp và chính đáng duy nhất để xem xét vụ kiện do Philippines đưa ra theo UNCLOS là một tòa trọng tài.
Tại cuộc họp báo tại Bắc Kinh vào tháng 7/2016 sau phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) khi đó đã tuyên bố rằng Tòa Trọng Tài không phải là một “tòa án quốc tế”.
Theo GS Odom, lập luận của Trung Quốc tuy nhiên chỉ là một sự ngụy biện. Câu trả lời rõ ràng theo các điều khoản giấy trắng mực đen của UNCLOS là công ước này công nhận Tòa trọng tài là một cơ chế tư pháp hợp pháp, có thể có giá trị và thẩm quyền ngang hàng với ITLOS và ICJ trong các trường hợp liên quan đến việc giải thích và áp dụng công ước.
GS Odom khẳng định, Tòa trọng tài hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định sau cùng về việc liệu họ có thẩm quyền phân xử vụ kiện Biển Đông hay không.
Sau khi Tòa Trọng Tài ra phán quyết chung cuộc, phủ nhận cơ sở pháp lý của đường lưỡi bò, Bắc Kinh đã tấn công cơ chế pháp lý này trong bản tuyên bố của bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 12/7/2016, cho rằng hành động và phán quyết của Tòa Trọng Tài vừa “bất công” vừa “bất hợp pháp” và “sai lệch hoàn toàn với mục tiêu và mục đích của UNCLOS… phá hoại đáng kể tính toàn vẹn và thẩm quyền của UNCLOS, vi phạm nghiêm trọng các quyền hợp pháp của Trung Quốc trong tư cách một quốc gia có chủ quyền và là thành viên của UNCLOS…”
Giới phân tích Mỹ chỉ ra rằng, khi tự cho phép mình coi thường quyền hạn của một tòa án có thẩm quyền được ghi rõ trong các điều khoản của UNCLOS, Trung Quốc không chỉ tước bỏ quyền được đối xử công bằng mà cả cơ hội tìm kiếm công lý của tất cả các nước khác trong UNCLOS, những nước cho rằng quyền và lợi ích của họ đã bị Trung Quốc vi phạm.
“Các bên tham gia vụ kiện Biển Đông phải tuân thủ mọi phán quyết của Tòa trọng tài”
Cũng theo GS Odom, các bên tham gia vụ kiện Biển Đông có nghĩa vụ pháp lý là phải tuân thủ mọi quyết định của Tòa trọng tài, từ các quyết định liên quan đến thẩm quyền tài phán cho đến các quyết định về giá trị của vụ kiện.
Văn bản của UNCLOS nêu rõ: “Bất kỳ quyết định nào do một Tòa án hoặc Tòa trọng tài có thẩm quyền theo mục này đưa ra đều là quyết định tối hậu mà tất cả các bên tranh chấp phải tuân thủ. Điều khoản này không nói “một số quyết định” mà nói “bất kỳ quyết định nào”. Ngoài ra, tất cả những quyết định đó đều là quyết định “tối hậu”, tức là không có quyền kháng cáo, và áp dụng cho bất kỳ quyết định nào của một tòa án hoặc tòa trọng tài “có thẩm quyền xét xử theo mục này”, tức là bao gồm cả các phán quyết của một Tòa trọng tài.
Ngay sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ban hành phán quyết dài 501 trang về vụ kiện Biển Đông, Trung Quốc đã tuyên bố rằng phán quyết “không có giá trị và vô hiệu” và không có tính ràng buộc.
Lời khẳng định đó đã trái ngược hẳn với các nghĩa vụ pháp lý của Bắc Kinh trong khuôn khổ UNCLOS. Trên bình diện luật pháp quốc tế, Trung Quốc bắt buộc phải tuân thủ các quyết định của Tòa Trọng Tài.
Căn cứ vào các hành vi coi thường UNCLOS của Trung Quốc, thể hiện rõ ràng trong việc Bắc Kinh phủ nhận phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016, cũng như hàng loạt những động thái hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, chuyên gia Mỹ kêu gọi các quốc gia thành viên khác của UNCLOS tỏ thái độ bất đồng tình bằng cách không bầu cho ứng cử viên Trung Quốc vào ITLOS vào tháng 6 tới đây. Thay vào đó, dành lá phiếu cho ứng viên có cả năng lực lẫn kinh nghiệm đều cao hơn đại diện của Bắc Kinh./.
Tin liên quan

Sơ kết Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII
10:16 | 04/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Chưa hết nửa năm, nhập khẩu gần 100.000 ô tô
14:47 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Đạt gần 40 tỷ USD, xuất khẩu trong tháng 5 cao nhất từ trước đến nay
10:33 | 20/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Nhiều thủ đoạn biến tướng hàng giả

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt
