Vận động hiến ghép mô, tạng: Lan toả thông điệp “Cho đi là còn mãi”
Thay đổi quan niệm
Theo GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, những năm qua, nhận thức và quan niệm “chết toàn thây” đã bắt đầu thay đổi, thể hiện ở con số gần 20.000 người hiến tạng. Mọi người bắt đầu có kiến thức về chết não tức là 100% là chết và việc đem chôn, hỏa thiêu là điều bình thường; nhưng nếu có những bộ phận có thể mang lại cuộc sống cho người khác như tặng tim, gan, thận, giác mạc... thì hành động đó đẹp biết bao nhiêu.
“Rất nhiều người suy tạng ở giai đoạn cuối đã phải ra đi vì không có nguồn tạng thay thế. Thông điệp của chúng tôi là “Cho đi là còn mãi” để người dân hiểu được ý nghĩa của việc hiến mô tạng, nếu trong gia đình, bạn bè hoặc người thân chẳng may bị chết thì hãy tặng một phần cơ thể của mình để cứu được người khác”, GS Trịnh Hồng Sơn nói.
Cụ thể, sau 5 năm thành lập Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, từ chỗ chỉ có những bác sĩ, cán bộ, người thân của Trung tâm điều phối ghép tạng đăng ký hiến tạng, đến nay con số này đã lên tới 20.000 người; đã có 3.378 ca ghép tạng được thực hiện, trong đó có 3.223 ca ghép thận, 125 ca ghép gan, 26 ca ghép tim… mang lại sự sống cho hàng nghìn người bệnh hiểm nghèo. Đặc biệt, trong những ca ghép này có tới 6 ca ghép tạng xuyên Việt được thực hiện thành công mà thời gian vận chuyển (được hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines hỗ trợ),
Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cho biết, hiện nay Việt Nam có 19 trung tâm ghép tạng đã ra đời được trang bị đầy đủ trang thiết bị. Để thực hiện ghép tạng cần hội tụ đủ ba yếu tố: trang thiết bị tiêu chuẩn là ba phòng mổ khép kín, đội ngũ y bác sĩ, theo dõi bệnh nhân sau ghép và nguồn tạng. Hai yếu tố trên đã hoàn toàn sẵn sàng, nhưng nguồn tạng vẫn đang hạn chế. “Hằng ngày, hằng giờ, chúng tôi nhìn thấy rất nhiều người chết não, nhưng lại rất ít người sẵn sàng hiến tạng. Hai tháng qua, chúng tôi không thực hiện được ca ghép tạng từ người cho chết não nào”, GS Trịnh Hồng Sơn chia sẻ.
Nói về tương lai của ngành ghép tạng Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cho rằng, cần khuyến khích mở rộng thêm nhiều Trung tâm ghép tạng, nếu bệnh viện tuyến tỉnh nào có đủ ba yếu tố trên thì cần tạo điều kiện, chứ không chỉ tập trung ở các đô thị lớn.
Bên cạnh đó, ông cũng còn khá trăn trở với những bất cập về pháp lý ràng buộc cần phải nghiên cứu sửa đổi trong thời gian tới. Chẳng hạn, hội đồng thẩm định chết não, trên thế giới chỉ cần 3 người nhưng ở Việt Nam phải có thêm bộ phận giám định, trải qua ba lần đánh giá, điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng nguồn tạng hiến.
Về vấn đề hiến tạng ở trẻ em, Việt Nam không cho phép người dưới 18 tuổi được hiến tạng, trong khi ở nước ngoài chỉ cần bố mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Tuy vậy, ông cũng nhấn mạnh rằng, hiến tạng ở trẻ em chưa cần phải vội vàng trong khi người lớn chưa “thông”, chưa làm gương cho trẻ.
Về thành công của ngành ghép tạng năm 2018, sự kiện bé Hải An (7 tuổi, ở Hà Nội) hiến giác mạc đã gây xúc động cho toàn xã hội, truyền đi niềm cảm hứng sống tốt, tự nguyện hiến mô tạng trên cả nước.
Hiệu ứng từ câu chuyện của mẹ con bé đã thôi thúc nhiều gia đình, người thân của Thiếu tá Lê Hải Ninh (quê ở Ninh Bình), bé Vân Nhi (12 tuổi, Hà Nội), anh Nguyễn Ngọc Khiêm (29 tuổi, Thái Bình)… và rất nhiều người nữa, đồng ý trao tặng lại một phần thân thể của họ cho những bệnh nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo có sức lan truyền mạnh mẽ.
Từ sau “sự kiện bé Hải An”, hơn 7.300 người đã tự nguyện đến Trung tâm để ghi tên vào danh sách sẵn sàng hiến tặng mô/tạng khi chết hoặc chết não. Chỉ riêng năm 2018, số người đăng ký hiến tạng đã bằng 1/3 tổng số người đăng ký trong cả 5 năm qua. Tính đến cuối tháng 11, cả nước có 19.300 người đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não.
Còn đó những hiểu lầm
Bên cạnh những tấm gương cao đẹp, nhân văn trong công tác hiến ghép mô, tạng, vẫn còn đó nhiều người đang có hiểu biết chưa đúng về công tác này.
Theo lời chia sẻ của chị Nguyễn Phượng Hoàng, cán bộ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, thời gian vừa qua có nhiều người gọi điện hoặc đến trực tiếp Trung tâm với mong muốn bán một số bộ phận cơ thể để lấy tiền.
Chị Phượng Hoàng kể, cách đây không lâu, một người đàn ông khoảng 60 xuất hiện với thái độ khẩn cầu. Trong câu chuyện, người đàn ông cho biết ông thật lòng mong muốn được hiến tất cả mô tạng trên cơ thể mình để cứu người. Ông nói: Trước khi đến đây tôi đã tìm hiểu kỹ các mô tạng cần phải lấy ngay sau khi chết não mới tốt, mà tôi thì chưa biết khi nào mình chết nên cán bộ cứ cho tôi ở lại đây. Khi nào tôi chết não thì hiến luôn”. Lời đề nghị của người đàn ông khiến các cán bộ trung tâm “dở khóc, dở cười”.
Sau lời cảm ơn về suy nghĩ tốt đẹp của vị khách, chị Nguyễn Phượng Hoàng đã phải hết lời giải thích, văn phòng chỉ là nơi làm việc không phải nơi lưu trú nên không thể ở lại được.
Cũng theo lời chị Phượng Hoàng, nhiều cán bộ của Trung tâm hàng ngày phải tiếp nhận nhiều cuộc điện thoại của người dân có nhã ý muốn bán tạng lấy tiền và khi được tư vấn trung tâm không thể thực hiện điều này, nhiều người cáu gắt, bực tức, không hài lòng.
Cá biệt, có câu chuyện một người đàn ông đăng ký tình nguyện hiến tạng sau khi mất nhưng không cho người vợ của mình biết. Và khi tấm thẻ đăng ký hiến tạng được gửi về nhà, người vợ nhận được. Thế là người vợ gọi điện đến Trung tâm mắng chửi nhân viên với lời lẽ nặng nề cho rằng các anh, các chị xúi giục chồng tôi hiến tạng.
Chia sẻ về công tác vận động hiến ghép mô tạng cứu người, chị Phượng Hoàng nói, vui có, buồn có, stress có, thậm chí, cán bộ trực đường dây nóng còn trở thành người tư vấn tâm lý, tình cảm, khi có người tức giận chuyện gia đình, gọi đến Trung tâm đòi tự tử nếu không cho hiến tạng, song dù ở tình huống nào thì nhiệm vụ của chúng tôi vẫn là phải giải thích để cho họ hiểu ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng cứu người.
Còn ông Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, một buổi sáng khi đang ngồi trong văn phòng làm việc ông bị giật mình ngẩng lên khi nghe tiếng lách cách mở cửa từ một người đàn ông trung tuổi, dáng người gầy gò, kham khổ.
Sau khi nói chuyện được vài câu, vị khách đã vội lên tiếng, tôi muốn bán một bên mắt, cán bộ giúp tôi với! Khá bất ngờ về lời đề nghị của vị khách, nhưng ông Hoàng vẫn từ tốn giải thích về việc không có chuyện mua hay bán giác mạc mà ở Ngân hàng Mắt chỉ nhận giác mạc được hiến từ người đã mất.
Dường như không muốn từ bỏ mục đích của mình, người đàn ông vẫn tiếp tục khẩn khoản: Cán bộ giúp tôi, nếu được tôi xin biếu lại cán bộ vài chục triệu. Chuyện này tôi không nói với ai đâu”. Lời đáp lại vẫn là cái lắc đầu dứt khoát từ ông Hoàng vì đó là điều không thể.
Còn đó những câu chuyện "dở khóc, dở cười" mà các cán bộ làm công tác vận động, tuyên truyền người dân hiểu đúng về việc hiến ghép mô, tạng song trên hết những giá trị mà công tác này đạt được thời gian qua đã cho thấy thông điệp "Cho đi là còn mãi" đã lan toả sâu sắc đến cộng đồng xã hội để ngày càng nhiều hơn nữa những mảnh đời được hồi sinh từ nghĩa cử cao cả hiến mô, tạng.
Tin liên quan
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics