Trump đang bỏ lỡ đồng minh “đáng gờm” trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc?
Ngay cả khi ông Joe Biden có thể trở thành Tổng thống, thách thức về chính sách đối ngoại hàng đầu của ông vẫn sẽ là Trung Quốc nhưng đó không còn là Trung Quốc mà ông từng đối phó dưới thời Tổng thống Barack Obama. Đó sẽ là một Trung Quốc quyết đoán hơn, một Trung Quốc sẵn sàng tìm cách vượt Mỹ về ưu thế công nghệ.
Ảnh minh họa: Getty |
Nhà quan sát Thomas L. Friedman nhận định trên New York Times, để đối phó với một Trung Quốc như vậy, chính quyền Mỹ cần đảo ngược một trong những sai lầm lớn nhất của Tổng thống Trump - đó là không hợp tác với Đức để kiềm chế Trung Quốc.
Đức là một thành viên có tiếng nói trong Liên minh châu Âu (EU) trong khi bất kỳ nước nào, dù là Mỹ hay Trung Quốc, nếu có thể khiến EU đứng về phía mình trong cuộc cạnh tranh về các tiêu chuẩn công nghệ và quy tắc thương mại, đều sẽ chiếm ưu thế trong việc thiết lập các quy tắc cho thương mại số toàn cầu trong thế kỷ 21.
"Lý do mà Mỹ thuộc phe chiến thắng trong cả 3 cuộc chiến lớn của thế kỷ 20 - Thế chiến I, Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh là do Mỹ thuộc một phần trong liên minh mạnh nhất. Điều này lẽ ra cũng nên trở thành mô hình trong việc đối phó với Trung Quốc", Michael Mandelbaum, tác giả cuốn “The Rise and Fall of Peace on Earth" (Sự thăng trầm của hòa bình trên Trái Đất) nhận định.
Thomas L. Friedman, tác giả cuốn "The Flat World" (Thế giới Phẳng) cho rằng: "Nếu chúng ta biến điều này thành câu chuyện Mỹ chống lại Trung Quốc một cách đơn độc với mục tiêu đưa duy nhất nước Mỹ vĩ đại trở lại, chúng ta sẽ thua. Nhưng nếu chúng ta biến điều này thành câu chuyện thế giới chống lại Trung Quốc theo những quy tắc đúng đắn và công bằng của thương mại thế kỷ 21, chúng ta có thể thay đổi Trung Quốc theo ý mình".
Tổng thống Trump đã áp thuế lên hàng tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh phải mua nhiều hàng hóa từ Mỹ hơn.
Tuy nhiên, New York Times đưa tin hôm 25/8, "từ khi ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, Trung Quốc đã thực hiện các bước nhằm mở cửa thị trường với các ngân hàng và nông dân Mỹ, nhưng việc mua các sản phẩm từ Mỹ vẫn còn cách xa so với cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa vào cuối năm nay của nước này".
Thomas L. Friedman cũng đánh giá: "Tổng thống Trump cứng rắn với Trung Quốc hơn bất kỳ Tổng thống nào trước đó" nhưng một Trung Quốc với 1,3 tỷ dân sẽ không dễ dàng bị thay đổi bởi chính sách Nước Mỹ trên hết - song đơn độc, với 328 triệu dân.
"Đó là lý do tại sao tôi cho rằng Tổng thống Trump đã phạm phải một sai lầm to lớn khi cùng lúc leo thang căng thẳng với cả Trung Quốc và Đức. Thay vào đó, ông Trump nên ưu tiên quan hệ đối tác với Thủ tướng Đức Angela Merkel, còn được biết tới là ‘Thủ tướng của châu Âu', người cũng quan tâm đến các hành vi bắt nạt của Trung Quốc như chúng ta", ông Thomas L. Friedman cho hay.
Đức có lực lượng quân đội nhỏ nhưng lại là một cường quốc sản xuất, điều khiến quốc gia này sẽ trở thành một đồng minh quan trọng của Washington trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh.
"Chúng tôi có cùng mối bận tâm với Trung Quốc như các bạn nhưng tại sao Tổng thống Trump không bao giờ cố gắng giải quyết vấn đề này cùng các đồng minh châu Âu", một nhà ngoại giao Đức kỳ cựu đặt câu hỏi.
Một cuộc khảo sát vào tháng 5/2019 cho thấy Đức ưu tiên quan hệ với Mỹ hơn là Trung Quốc, với tỷ lệ 50% so với 24% nhưng sau khi Tổng thống Trump quyết định rút quân Mỹ khỏi nước này, vào năm 2020, chỉ 37% người Đức cho rằng nên ưu tiên quan hệ với Mỹ và tỷ lệ cho rằng Đức nên ưu tiên quan hệ với Trung Quốc là 36%.
Ngoại trưởng Pompeo từng tuyên bố: “Việc đảm bảo sự tự do của chúng ta với Trung Quốc là nhiệm vụ của thời đại chúng ta", vì thế, "đã đến lúc cho việc xây dựng một nhóm các quốc gia cùng chí hướng, một liên minh dân chủ mới" nhằm chống lại Trung Quốc.
Dù vậy, theo Thomas Friedman, "thật khó để có một liên minh khi không có đồng minh nào".
Điều Trung Quốc lo sợ nhất là điều mà Tổng thống Trump đã từ chối xây dựng, đó là một liên minh thống nhất bao gồm các đối tác xuyên Thái Bình Dương, Mỹ và EU, dựa trên quan hệ giữa Washington và Berlin.
Nhà kinh tế học Tyler Cowen cho rằng: Lập trường cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump với Trung Quốc "đã đúng về mọi thứ, ngoại trừ cách đối phó với Trung Quốc".
Theo Thomas Friedman: "Nước cờ chiến lược trong những năm 1970 là việc Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger xây dựng một liên minh giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm kiềm chế Liên Xô. Nước cờ chiến lược ngày nay là xây dựng một liên minh giữa Mỹ và Đức nhằm kiềm chế Trung Quốc"./.
Tin liên quan
Một năm đầy biến động của thế giới qua lăng kính của hãng AFP
09:10 | 27/11/2024 Nhìn ra thế giới
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Lạng Sơn đồng hành cùng doanh nghiệp nhập khẩu ô tô vận tải
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Tổng cục Hải quan phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2025
Đồng đầu tư concert "Anh trai vượt ngàn chông gai", Techcombank tiên phong với cách làm mới mẻ
Tạm giữ hơn 13 tấn thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics