Triển vọng ASEAN và Nhật Bản định hình tương lai về khử carbon
Chủ tịch Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) Tetsuya Watanabe bày tỏ hy vọng rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản sẽ cùng nhau giải quyết các thách thức chính với tư cách là những đối tác thực sự.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trao đổi với báo giới trước thềm Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN-Nhật Bản, ông Watanabe bày tỏ mong muốn hai bên cùng nhau định hình tương lai về các vấn đề như khử carbon và công nghệ kỹ thuật số.
Người đứng đầu viện nghiên cứu hàng đầu khu vực này nhắc lại rằng ASEAN hiện có khoảng 700 triệu người. Nền kinh tế ASEAN đạt mức tăng trưởng khoảng 5%/năm và một số ước tính cho thấy ASEAN sẽ vượt quy mô của Nhật Bản vào năm 2030. Độ tuổi trung bình của ASEAN khá thấp, chỉ 29 tuổi ở Indonesia và 27 tuổi ở Philippines.
Chủ tịch ERIA cho biết: “ASEAN cũng có thể sở hữu một tầng lớp trung lưu lớn trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển. Nhiều công ty khởi nghiệp đang ra mắt. Những khoảng trống về cơ sở hạ tầng và thể chế đã cho phép các công nghệ kỹ thuật số được triển khai nhanh chóng, từ đó thu hút đầu tư và dẫn đến một chu kỳ tích cực.”
Trong khi đó, Nhật Bản đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm hơn và dân số giảm sút ngay cả khi nước này vẫn giữ vị trí dẫn đầu về công nghệ tiên tiến.
Trên cơ sở đó, ông Watanabe cho rằng cần kết hợp tiềm năng tăng trưởng và năng lượng trẻ, sáng tạo của ASEAN với kinh nghiệm và khả năng xây dựng thể chế của Nhật Bản nhằm mang lại sự thịnh vượng và tăng trưởng cho Đông Nam Á và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Chủ tịch ERIA lo ngại rằng một số ý kiến ở Nhật Bản vẫn coi Đông Nam Á chủ yếu là một khu vực cần được giúp đỡ, do Nhật Bản đã cung cấp hỗ trợ kinh tế cho các quốc gia này trong những thập kỷ qua.
Ông nói: “Các công ty Nhật Bản cần nhìn nhận bản chất thực sự của ASEAN. Tôi muốn họ đón nhận ASEAN như một đối tác thực sự, thay vì tạo ra mối quan hệ cố vấn - người được cố vấn và mở rộng vòng tay với mọi người.”
Ông Watanabe coi ASEAN là “chỗ đứng” của Nhật Bản trong chính sách “Phía Nam toàn cầu”, bao trùm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Ông khẳng định: “Nhật Bản sẽ gặp rắc rối lớn trong 10 năm nữa nếu không thiết lập được chỗ đứng ở ASEAN,” cho rằng thách thức đối với các công ty Nhật Bản là khả năng đưa ra các quyết định nhanh chóng liên quan đến khu vực này.
Tháng 9 vừa qua, các thành viên ASEAN đã bắt đầu đàm phán về Thỏa thuận khung kinh tế kỹ thuật số ASEAN, trong đó sẽ đặt ra các tiêu chuẩn khu vực trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo ông Watanabe, ERIA đang giúp thúc đẩy các cuộc thảo luận bằng cách kết nối các chuyên gia AI, công ty khởi nghiệp và những người khác với các nhà đàm phán ASEAN.
Ông Watanabe cũng đề cập đến Cộng đồng không phát thải châu Á, một đề xuất nhằm thúc đẩy quá trình khử carbon trên khắp châu lục này theo cách phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia.
Ông cho rằng những thách thức trong tương lai sẽ bao gồm việc tạo ra một siêu lưới điện kết nối các lưới điện trên khắp ASEAN và các cơ chế giao dịch carbon trong khu vực./.
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics