Tổng kết thực hiện Nghị quyết về thí điểm về xử lý nợ xấu
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày báo cáo. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Tiếp tục Phiên họp thứ 10, sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội (Nghị quyết số 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.
Tóm tắt nội dung Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết sau gần 5 năm thực hiện, Nghị quyết số 42 đã được triển khai nghiêm túc, đúng mục tiêu, định hướng và đạt được kết quả quan trọng.
Cụ thể, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý, kiểm soát và tỷ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2%.
Lũy kế từ 15/8/2017-31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380.200 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42.
Tổng nợ xấu chưa xử lý xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2021 là 412.700 tỷ đồng, giảm 17,21% so với thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực (15/8/2017).
Lũy kế từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến ngày 31/12/2021, Công ty quản lý tài sản (VAMC) đã mua được 339 khoản nợ theo giá trị thị trường đối với 193 khách hàng với dư nợ gốc đạt 11.723 tỷ đồng và giá mua nợ đạt 11.822 tỷ đồng; thu hồi nợ đạt 120.738 tỷ đồng (bằng 66% tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ năm 2013-31/12/2021); tổ chức đấu giá thành công 22 tài sản với tổng giá trị trúng đấu giá đạt 2.516 tỷ đồng; đồng thời, VAMC đã thu giữ, nhận bàn giao một số tài sản bảo đảm có giá trị lớn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ tại tổ chức tín dụng.
Như vậy, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ ngày 15/8/2017-31/12/2021 đạt trung bình khoảng 5.670 tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2.150 tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (trung bình từ năm 2012-2017, hệ thống các tổ chức tín dụng xử lý được khoảng 3.520 tỷ đồng/tháng).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có báo cáo đánh giá việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và thẩm tra dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14. Theo đó, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế thống nhất với sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết số 42.
Kết quả thí điểm xử lý nợ xấu trong thời gian qua theo Nghị quyết đã chứng minh các chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu phát huy hiệu quả tích cực, giúp khơi thông dòng vốn, đưa dòng vốn luân chuyển vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.
Các chính sách xử lý nợ xấu cần được tiếp tục duy trì, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và những bất ổn chính trị trên thế giới sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế-xã hội của đất nước...
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, thảo luận tại phiên họp, kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đánh giá việc ban hành Nghị quyết 42 là một quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội, đồng thời đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương và các tổ chức tín dụng trong 5 năm qua đã triển khai thực hiện Nghị quyết.
Quyết sách kịp thời và đúng đắn của Quốc hội, nỗ lực triển khai trong thực tế của Chính phủ và các cơ quan, đơn vị đã góp phần kiểm soát nợ xấu, đảm bảo an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra, ý kiến tham gia của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn thiện báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42 và dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42.
Cụ thể, về tổng kết thực hiện Nghị quyết 42, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, cần phân tích, làm rõ thực trạng nợ xấu, kết quả xử lý nợ, đánh giá kỹ hơn hiệu quả của các biện pháp xử lý nợ xấu và lưu ý các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng so sánh với các mục tiêu và kết quả tổng thể quy định tại Nghị quyết; thực trạng hoạt động của thị trường mua bán nợ xấu, ảnh hưởng của việc thu giữ tài sản đảm bảo của nợ xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bổ sung thêm đánh giá tác động của việc thực hiện Nghị quyết đối với sự phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng và nền kinh tế nói chung; đánh giá kỹ hơn về các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan, khách quan, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp khắc phục khi kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42.
Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý các mục tiêu, giải pháp hoàn thiện các hướng dẫn thực hiện Nghị quyết để đảm bảo đầy đủ, thống nhất, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về xử lý tranh chấp tài sản trong các vụ án; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị ở cả Trung ương và địa phương, gắn trách nhiệm của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức cụ thể trong việc thực hiện Nghị quyết.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đến việc bổ sung vào báo cáo tổng kết tiến độ, thời gian xây dựng khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo trình Quốc hội xem xét, ban hành thay thế Nghị quyết số 42, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan nghiên cứu, đề xuất nội dung dự kiến luật hoá cùng với việc rà soát, hoàn thiện Luật các tổ chức tín dụng và các luật khác có liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo (Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật quản lý thuế, Luật thi hành án dân sự, Luật xử lý vi phạm hành chính) trình Quốc hội chậm nhất là kỳ họp đầu năm 2023.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 đối với Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ Nghị quyết 42, thống nhất áp dụng trình tự thủ tục rút gọn, thông qua Nghị quyết tại một kỳ họp, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp tháng 5/2022.
Về hình thức, thống nhất không ban hành nghị quyết riêng mà đưa vào nghị quyết chung của kỳ họp.
Về nội dung, hiệu lực và thời hạn áp dụng của Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42: Thời hạn kéo dài đến ngày 31/12/2023; không mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi đối tượng áp dụng so với Nghị quyết số 42.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến tham gia, chỉnh lý hoàn thiện báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42 và hồ sơ đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 gửi Quốc hội và cơ quan thẩm tra.
Ủy ban Kinh tế thẩm tra chính thức trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp tháng 5/2022.
Kiểm toán Nhà nước được giao chuẩn bị báo cáo về nội dung thực hiện Nghị quyết 42 theo kế hoạch chương trình kiểm toán năm 2022./.
Tin liên quan
Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo các luật, nghị quyết được thông qua có "tuổi thọ" lâu
10:26 | 21/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK