Tinh giản bộ máy để giảm chi thường xuyên
Là Ủy viên Thường trực của cơ quan giám sát tình hình thực hiện tài chính- ngân sách, ông nhận định ra sao về căn bệnh mang tên "chi thường xuyên ở mức cao" vẫn chưa được chữa trị dứt điểm, nhiều năm vẫn giữ ở mức 67-70% trong tổng chi ngân sách?
Dự toán năm 2015 tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách là khoảng 67% nhưng dự toán chi NSNN 2016, tỷ lệ này đã giảm gần 3%.
Tôi cho rằng, như vậy đã có sự tiến bộ nhưng trong điều kiện thu NSNN còn hạn hẹp, áp lực tăng chi NSNN rất lớn. Hiện tại năm 2015 cũng như 2016 và trong vài năm tới, áp lực chi trả nợ lớn, nhu cầu chi đầu tư phát triển cao, và trong bối cảnh đó áp lực chi thường xuyên vẫn rất lớn.
Ngay trong năm 2016, việc điều chỉnh chuẩn nghèo và cải cách tiền lương đã chi tới 28 nghìn tỷ đồng. Việc điều chỉnh chuẩn nghèo đã gây áp lực đối với tăng chi thường xuyên là trên dưới 17 nghìn tỷ đồng. Thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh tiền lương từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 chỉ thực hiện từ 1-5-2016, không tính phần kinh phí đã bố trí để điều chỉnh tiền lương đối với người nghỉ hưu và người có mức lương thấp dưới 2,34 đã thực hiện từ 2015 thì riêng phần mới bổ sung của 2016 là trên 11 nghìn tỷ đồng. Như vậy áp lực tăng chi còn rất lớn, dẫn đến bội chi NSNN tăng và nợ công tăng, ảnh hưởng tới tính ổn định của kinh tế vĩ mô, tác động đến an ninh tài chính quốc gia.
Việc tiết kiệm chi thường xuyên như tổ chức lễ hội, khánh tiết, đi nước ngoài... dường như cần có sự đong đếm cụ thể hơn bằng những con số cụ thể để dân biết, thưa ông?
Từ năm 2015 trở về trước, Quốc hội đã có nghị quyết về vấn đề này. Quốc hội đã giao Chính phủ hướng dẫn thực hiện và chỉ đạo đối với các bộ, ngành, địa phương.
Trong tình hình cân đối ngân sách khó khăn thì ngoài tiết kiệm 10% chi thường xuyên, thời gian gần đây thậm chí trước áp lực của cân đối ngân sách, thậm chí tiết kiệm thêm 10% nữa đã làm giảm được những khoản chi thường xuyên chưa thật cần thiết.
Năm 2016 có khác biệt hơn là để cân đối nguồn làm lương, ngoài việc cắt giảm chi ngoài lương còn cắt giảm 30% đối với một số hoạt động lễ hội, khánh tiết, đoàn ra, thì mới có nguồn cải cách tiền lương.
Cắt giảm chi thường xuyên thực hiện nhiều năm nay nhưng chưa thấm tháp gì, theo ông có cần phải tiết kiệm triệt để thêm không?
Để từng bước làm lành mạnh hóa nền tài chính công, ở đây trực tiếp là làm lành mạnh hóa NSNN, một trong những vấn đề đặt ra là cơ cấu các khoản chi theo hướng cắt giảm, giãn, hoãn các khoản chi chưa cần thiết, chưa cấp bách và kém hiệu quả. Điều đó phải thực hiện trên tinh thần chính sách tài khóa thắt chặt, tăng cường quản lý trong chi tiêu và xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra lãng phí, thất thoát hay kém hiệu quả của việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính công.
Theo ông, cần phải có giải pháp mạnh nào để thực hiện tiết kiệm triệt để chi thường xuyên, để tháo gỡ khó khăn cho Chính phủ trong bối cảnh nguồn thu đang bị bó hẹp mà chi không giảm?
Một trong những nội dung quan trọng của tái cơ cấu ngân sách là phải thực hiện theo hướng giảm dần tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi NSNN. Muốn giảm được tỷ lệ này, nội dung quan trọng nhất tôi cho là phải giảm chi quản lý hành chính Nhà nước chứ không phải giảm chi vốn sự nghiệp kinh tế. Muốn giảm chi quản lý nhà nước, phải tinh giảm bộ máy biên chế bởi vì trong kinh phí bố trí chi quản lý hành chính Nhà nước thì tỷ trọng chi trả lương chiếm rất lớn. Cá biệt như ngành Giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tỷ trọng chi trả lương cho giáo viên chiếm đến 90-95% tổng chi hành chính.
Do đó, để giảm chi thường xuyên nói chung và chi quản lý hành chính Nhà nước cũng như chi biên chế lương của đơn vị sự nghiệp thì vấn đề đặt ra rất cấp bách là phải tinh giảm bộ máy.
Trong báo cáo về tái cơ cấu gửi các đại biểu Quốc hội, Chính phủ nhận định, do bộ máy biên chế cồng kềnh làm tăng áp lực chi ngân sách và đồng nghĩa với giảm hiệu quả bộ máy. Tuy nhiên, 3 năm "đóng băng" biên chế, cơ quan giám sát về ngân sách có thấy "dôi ra" đồng nào không, hay chỉ có nghĩa ý không tăng thêm chi là đã may lắm rồi?
Chủ trương về vấn đề này đã có rồi. Quốc hội đã có Nghị quyết, Luật Công chức Nhà nước năm 2010, Luật Viên chức Nhà nước 2012 đã có những quy định về vị trí việc làm, về quản lý tuyển dụng công chức, viên chức trên tinh thần triệt để tiết kiệm. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện, sự chuyển biến còn chậm, cũng có lý do từ việc chia tách các địa giới hành chính (xã, huyện) trong thời gian qua và một số cơ quan thành lập đơn vị mới dẫn đến phải bổ sung thêm biên chế, là nhân tố làm tăng biên chế.
Mặc dù vậy, vẫn phải thực hiện giảm dần đội ngũ công chức, viên chức. Số biên chế giảm chủ yếu do người về hưu, còn số công chức không đáp ứng yêu cầu thì chưa có giải pháp tổng thể, toàn diện để thực hiện nhiệm vụ này. Điều quan trọng nhất phải đánh giá trách nhiệm cán bộ, xác định ai là người thừa để có biện pháp tinh giản biên chế.
Trong trường hợp công chức kém năng lực, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, phải có phương án đào tạo hoặc chuyển sang lĩnh vực khác, hỗ trợ đào tạo dạy nghề hay có cơ chế hỗ trợ tài chính để trả thêm cho người lao động nghỉ hưu trước thời hạn… Ngay là việc đánh giá công chức, viên chức chưa đủ tiêu chuẩn vừa qua vẫn chưa thực tế.
Qua báo cáo tổng kết năm tôi thấy trường hợp kỷ luật, chưa hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, phần đông là hoàn thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Như vậy làm chưa sát. Chúng ta có thể thực hiện khoán chỉ tiêu biên chế. Ví dụ năm nay đơn vị này có 100 biên chế thì sang năm phải rút xuống 80, nghĩa là đơn vị đó phải đánh giá bầu chọn và thanh lọc theo yêu cầu.
Nếu làm dân chủ công khai, tôi tin sẽ làm được vì quan trọng là cách làm.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics