Thế giới cần một “hiệp ước đại dịch"
Cho tới khi toàn thế giới được miễn dịch... | |
Thế giới chưa rút ra được bài học từ đại dịch COVID-19 |
Ảnh minh họa: ST |
Khi thế giới bước vào năm thứ ba của đại dịch Covid-19, một làn sóng biến thể BA.2 của Omicron đang quét qua châu Âu và châu Á, làm gia tăng số ca nhiễm, nhập viện và thậm chí tử vong. Trong khi các quốc gia giàu có đang triển khai chiến dịch tiêm vắc xin liều thứ tư, thì 1/3 thế giới vẫn chưa được tiêm chủng bất kỳ một liều nào và các phương pháp điều trị cứu sống những người bị nhiễm chỉ được triển khai ở một số quốc gia. Hơn nữa, trong bối cảnh thế giới đang phải ứng phó với đại dịch tồi tệ nhất trong vòng một thế kỷ qua, thỏa thuận về việc tạm thời bỏ các quy tắc về quyền sở hữu trí tuệ đối với những bằng sáng chế vắc xin Covid-19 - vốn có vai trò quan trọng để phòng ngừa và chấm dứt đại dịch - vẫn là điều nằm ngoài tầm với của các nước. Xung đột gia tăng ở Ukraine khiến giá lương thực và lạm phát tăng vọt, trong khi đó, đại dịch vẫn hoành hành và các nước vẫn chưa có sự chuẩn bị hữu hiệu hơn để ứng phó tốt hơn trước cuộc khủng hoảng y tế tiếp theo.
Trong bối cảnh đó, Ban Hội thẩm Công ước Y tế Công cộng Toàn cầu - một liên minh độc lập gồm các nhà lãnh đạo toàn cầu cam kết tăng cường khả năng của thế giới để ngăn ngừa, chuẩn bị và ứng phó với các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm trước khi chúng trở thành đại dịch - đã kêu gọi thiết lập một "Hiệp ước Đại dịch" mới dựa trên những nguyên tắc về đoàn kết, minh bạch, trách nhiệm giải trình và công bằng. Những nguyên tắc này đóng vai trò thiết yếu trong việc ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc, những cách thức ứng phó mang tính hô hào mà không thực chất cũng như những biện pháp bất bình đẳng dẫn đến hàng triệu người thiệt mạng mà đáng nhẽ ra họ có thể được cứu sống, hàng nghìn tỷ USD thiệt hại về mặt kinh tế và dẫn đến tình trạng trì trệ không thể bào chữa trong quá trình khôi phục sau đại dịch.
Hiệp ước cần phải từ bỏ những thông điệp mang tính khoa trương trên phạm vi toàn cầu để đưa ra một hệ thống được khích lệ, trong đó đề cao nguyên tắc tuân thủ và có trách nhiệm giải trình. Sự bất lực trong việc kiểm soát sự bùng phát của đại dịch và đưa ra cách ứng phó hiệu quả đối với đại dịch phần lớn bắt nguồn từ việc thiếu tuân thủ các quy định y tế quốc tế hiện có. Đây là một bộ quy tắc được thiết kế sau đại dịch SARS, cho phép các quốc gia ứng phó nhanh hơn đối với các dịch bệnh mới. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do việc không tuân theo các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Chúng ta biết những gì còn cần phải làm. Bây giờ chúng ta phải khẩn trương làm những điều đó. Cần phải trao nhiều quyền hơn cho WHO để tổ chức này thiết lập các tiêu chuẩn trong công tác chuẩn bị và ứng phó. Và cần thiết lập một cơ quan giám sát độc lập để có thể giúp đảm bảo trách nhiệm giải trình của các quốc gia về việc tuân thủ các tiêu chuẩn này.
Để một hệ thống như vậy có thể hoạt động hiệu quả và để có thể lấy lại lòng tin đã mất trong hệ thống đa phương cũng như giữa các quốc gia kể từ khi đại dịch bắt đầu, cần phải có một hệ thống quản lý chặt chẽ và minh bạch thông qua một cơ quan bao quát có thể giám sát công tác sẵn sàng và những nỗ lực ứng phó của các nước trên thế giới đối với một đại dịch toàn cầu.
Ngay khi phát hiện một ổ dịch, công tác báo cáo, đánh giá và hành động để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh sẽ diễn ra trong vài tiếng đồng hồ quan trọng ban đầu. Để đối mặt và hy vọng có thể ngăn chặn một sự bùng phát mới của đại dịch, các biện pháp khuyến khích tăng cường có thể khuyến khích việc báo cáo minh bạch và kịp thời, đặc biệt đối với các cá nhân hoặc cơ quan cấp dưới thường xuyên báo cáo các mối đe dọa về sức khỏe nhanh hơn các cơ quan quốc gia. Nếu hệ thống cảnh báo không hoạt động hoặc thông tin bị "ém nhẹm" thì cần phải thiết lập một cơ quan độc lập có thẩm quyền nhanh chóng đánh giá tình hình, xác minh dữ liệu và cảnh báo cho thế giới biết về những gì đang xảy ra.
Một khi bùng phát dịch bệnh, tất cả các quốc gia tham gia ký kết hiệp ước mới nói trên cần phải chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp y tế công cộng và bảo vệ người dân của mình. Các biện pháp ứng phó từng phần sẽ không hiệu quả, gây thiệt hại về tính mạng, kế sinh nhai và cuối cùng có thể gây ra các tác động khác như bất ổn xã hội và làm suy yếu an ninh quốc gia.
Đối với các quốc gia tuân thủ hiệp ước mới nói trên, cần có những chính sách khích lệ các nước này đưa ra báo cáo về công tác ứng phó với đại dịch. Ngoài ra, những nước này cũng sẽ nhận được những hỗ trợ tức thì nếu họ đưa ra yêu cầu hỗ trợ. Những hỗ trợ này cần bao gồm khả năng tiếp cận công bằng đối với các nguồn cung khẩn cấp như vắc xin, phương pháp điều trị, xét nghiệm và thiết bị bảo vệ cá nhân cũng như dễ dàng tiếp cận các nguồn hỗ trợ và tài trợ.
Khi các nhà lãnh đạo y tế toàn cầu nhóm họp để đàm phán về những khuôn khổ nội dung cho hệ thống y tế toàn cầu trong tương lai, chúng ta cần phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để xây dựng một thế giới khỏe mạnh và an toàn hơn. Lịch sử sẽ không "ưu ái" với những ai đã gây nguy hiểm đối với an ninh tương lai của chúng ta chỉ vì hành động theo tư duy dân tộc hẹp hòi vốn cũng chính là lối tư duy đã khiến đại dịch Covid-19 kéo dài.
Tin liên quan
Chông gai đón đợi nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
11:28 | 02/08/2024 Nhìn ra thế giới
Lạng Sơn đề xuất mở thêm tuyến vận tải hàng hóa đường bộ quốc tế Việt- Trung
18:33 | 29/07/2024 Kinh tế
Nguy cơ tăng trưởng yếu kéo dài bủa vây thế giới
07:30 | 30/07/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK