Tiền đề kết thúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Mỹ đang giảm nhẹ các yêu cầu với Trung Quốc trong cuộc đàm phán thương mại. |
Tuần trước, các thị trường đã hưởng ứng rất lạc quan trước thông tin về cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng Mỹ và Trung Quốc đang tiến đến giai đoạn cuối cùng trong quá trình giải quyết tất cả các vấn đề. Thậm chí Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra một tuyên bố đầy hứa hẹn hơn rằng cuộc gặp của lãnh đạo hai nước, mà tại đó thỏa thuận cuối cùng có thể được ký kết, có thể diễn ra trong vòng vài tuần.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc không phải là lý do duy nhất khiến Washington tăng thuế nhập khẩu đối với 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Yêu sách của Mỹ bao gồm một số khía cạnh như việc Trung Quốc áp dụng các biện pháp hạn chế các công ty Mỹ tiếp cận thị trường Trung Quốc, việc Trung Quốc ép buộc đối tác nước ngoài phải chuyển giao công nghệ, chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc, trợ cấp cho các công ty nhà nước. Các nhà đàm phán đã có thể xích gần lập trường về hầu hết các vấn đề. Tuy nhiên, vấn đề trợ cấp cho các công ty nhà nước đã là một trở ngại lớn trong đàm phán thương mại giữa hai nước. Theo lập luận của Mỹ, bằng cách trợ cấp cho các công ty trong nước, Bắc Kinh đang làm suy yếu nền tảng của sự cạnh tranh công bằng, vi phạm các cam kết mà Trung Quốc đã nhận khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Còn Bắc Kinh đã từ chối thay đổi chính sách công nghiệp và kêu gọi Mỹ không can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.
Theo các nguồn tin của Reuters, phía Mỹ dần dần nhận thức được rằng, họ không thể ép buộc Bắc Kinh phá vỡ mô hình kinh tế mà họ đã thiết lập. Trung Quốc thà từ chối thỏa thuận còn hơn đồng ý với các điều kiện không thể chấp nhận được. Theo Washington, trong trường hợp này, sẽ tốt hơn nếu tập trung vào các vấn đề quan trọng khác trong sự tương tác thương mại Mỹ-Trung. Còn vấn đề Bắc Kinh trợ cấp cho các công ty nhà nước nên được đề cập sơ qua trong thỏa thuận cuối cùng. Mỹ giảm nhẹ các yêu cầu với Trung Quốc bởi vì sự miễn cưỡng trong cuộc đàm phán chỉ có thể dẫn vào ngõ cụt, đặc biệt là Washington không có đủ cơ sở để đưa ra những yêu cầu như vậy.
Chuyên gia Li Kai của trường Đại học Tài chính Sơn Tây (Trung Quốc), nhận định: “Các khoản trợ cấp của Chính phủ là một vấn đề quan trọng trong cuộc đàm phán thương mại Trung - Mỹ. Việc Trung Quốc nhượng bộ trong vấn đề này có xác suất rất nhỏ". Theo chuyên gia này, Mỹ không có đủ cơ sở để yêu cầu bất kỳ sự nhượng bộ nào từ Trung Quốc, bởi chính Mỹ đã áp dụng các biện pháp tương tự. Ở Mỹ, nhiều công ty đã lớn mạnh nhờ vào các khoản trợ cấp của chính phủ, do vậy, yêu cầu của Washington đòi Bắc Kinh chấm dứt hỗ trợ cho các công ty cũng không thể chấp nhận được.
Theo ông Li Kai, Trung Quốc đã sử dụng nhiều phương pháp để hỗ trợ các ngành sản xuất và trợ cấp cho các doanh nghiệp nhằm giúp họ vượt qua khó khăn tài chính và sẽ không lùi bước trong vấn đề này. Nếu Bắc Kinh chấp nhận điều kiện này (của Mỹ), sự phát triển của các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ bị đình trệ. Washington đã nhượng bộ trong vấn đề này không chỉ vì Bắc Kinh tỏ thái độ cứng rắn mà còn bởi vì họ đã nhận thức được rằng, lập trường của minh không có đủ căn cứ. So với vấn đề thâm hụt thương mại và tỷ giá hối đoái thì vấn đề trợ cấp cho các công ty là phức tạp nhất và đạt được một sự đồng thuận về vấn đề này là vô cùng khó khăn. Nếu Mỹ nhượng bộ và vấn đề này được giải quyết, sẽ có thể nói rằng, các vấn đề thương mại nói chung đã được giải quyết và cuộc đàm phán sắp hoàn tất.
Tin liên quan
Chính quyền ông Trump sẽ xem xét lại trợ cấp cho doanh nghiệp chíp bán dẫn
09:28 | 28/11/2024 Nhìn ra thế giới
Một năm đầy biến động của thế giới qua lăng kính của hãng AFP
09:10 | 27/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ ký sắc lệnh hành pháp về thuế
09:08 | 27/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga dự kiến ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
09:28 | 28/11/2024 Nhìn ra thế giới
Liên tiếp triệt phá âm mưu buôn lậu rượu
09:35 | 27/11/2024 Hải quan thế giới
Bước tiến hay thụt lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?
14:00 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
EU chính thức khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
09:31 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản về cách AI tác động đến tăng trưởng thương mại toàn cầu
09:21 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump gặp khó
07:57 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro ổn định tài chính lớn nhất
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục trong năm nay
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chiến dịch SECURE HORIZON: Hải quan Đông Nam Âu ngăn chặn mối đe dọa từ thiết bị nổ tự chế
09:11 | 25/11/2024 Hải quan thế giới
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chờ “bom tấn” trong thương vụ M&A
Không để ách tắc, thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm 2024
Nông nghiệp tuần hoàn mang đến “mùa vàng” cho ngành hóa chất nông nghiệp
Nga dự kiến ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
Chính quyền ông Trump sẽ xem xét lại trợ cấp cho doanh nghiệp chíp bán dẫn
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics