Tiền tệ châu Á mất giá vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Thời gian gần đây, đồng nội tệ của một loạt nước châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar... đã mất giá từ đầu năm 2018. Đồng rupee của Ấn Độ tụt xuống mức thấp nhất từ trước tới nay trong tháng 6/2018, và giá trị đồng nhân dân tệ (NDT) cùng kỳ của Trung Quốc giảm 3,2%. Các nhà phân tích cho rằng không có một yếu tố duy nhất nào đẩy giá trị tiền tệ xuống thấp hơn tại các nước châu Á.
Ở Ấn Độ, giá dầu tăng đã làm đồng rupee rớt giá khi Ấn Độ phải chi ra nhiều tiền ra hơn để nhập khẩu dầu. Ở Myanmar, các phương tiện truyền thông trong nước quy lỗi cho nhập khẩu tăng, cùng với nạn tích trữ USD. Tại Việt Nam, tiền đồng mất giá 1,3%, Công ty Chứng khoán Bảo Việt quy lỗi cho áp lực từ các vụ rớt giá của các đơn vị tiền tệ châu Á khác, kể cả đồng nhân dân tệ Trung Quốc, trong khi đồng rupiah của Indonesia giảm 7% trong tháng 6/2018. Việc đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ lao dốc cộng với nạn lạm phát, và các khoản tiền vay không thanh toán được đang đe dọa kéo theo các nền kinh tế khác, tình trạng này đang đè nặng lên tỷ giá các đồng tiền châu Á.
Các nhà kinh tế và giới truyền thông ở các nước bị ảnh hưởng cũng chỉ ra phản ứng dây chuyền từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung như một nguyên nhân chính. Tranh chấp thương mại bắt đầu từ đầu năm 2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tố cáo Trung Quốc không công bằng khi giao thương với Hoa Kỳ. Ở Ấn Độ, cuộc chiến tranh thương mại đã cản trở các nhà đầu tư xác định vị thế của họ liên quan tới các tài sản trong nước. Và tại Việt Nam, việc đồng nhân dân tệ mất giá trong tháng 6 đã tác động tới lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế tin rằng các cơ quan đặc trách chính sách tiền tệ ở châu Á đã rút ra bài học từ những đợt tiền giảm giá, đã xảy ra vào năm 2013, 2015 và 2016. Bà Marie Diron, Giám đốc điều hành của Moody’s Investors Service tại Singapore cho rằng lần này, các cơ quan đặc trách chính sách tiền tệ châu Á đã nắm được ngay những vụ tiền tệ mất giá trong năm nay, và nhạy bén hơn so với năm 2013 khi mà vốn tư bản rút ra khỏi châu Á hàng loạt vì kế hoạch kích thích kinh tế của Mỹ tuần tự khép lại.
Những biện pháp kích thích kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mua tài sản ở châu Á, nơi vốn đầu tư tăng trưởng tương đối nhanh theo đà phát triển kinh tế của khu vực.
Tại Indonesia, để củng cố đồng rupiah, giới hữu trách đã tăng lãi suất 4 lần trong vòng 3 tháng. Các cơ quan đặc trách chính sách tiền tệ ở Ấn Độ và Philippines cũng tăng lãi suất trong năm nay. Thông thường, tăng lãi suất cũng làm tăng giá trị đơn vị tiền tệ của một nước so với các nước duy trì lãi xuất ở mức thấp. Bà Diron nói hiện nay các nước châu Á giữ nhiều ngoại tệ dự trữ hơn và kiểm soát tốt hơn mức thâm hụt ngân sách của họ. Trung Quốc chắc sẽ đẩy đồng nhân dân tệ lên cao trở lại đi kèm với một kế hoạch kích thích kinh tế, để giảm bớt những lo ngại tại các thị trường khác, ngân hàng đầu tư Natixis của Pháp cho biết trong một tài liệu nghiên cứu công bố hôm thứ Sáu.
Các nhà kinh tế nói rằng sự giảm giá của các đơn vị tiền tệ châu Á có nhiều phần sẽ không leo thang tới mức khủng hoảng. Các đơn vị tiền tệ châu Á “không đủ yếu để trở thành một mối đe dọa”. Trong một số trường hợp, các quốc gia phụ thuộc vào thương mại như nhiều nước Đông Nam Á, có nhiều cơ hội hơn với đồng tiền yếu hơn vì các nhà xuất khẩu sẽ kiếm được thu nhập hơn khi đổi đô la Mỹ sang đồng nội tệ.
Tin liên quan
Nga dự kiến ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
09:28 | 28/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chính quyền ông Trump sẽ xem xét lại trợ cấp cho doanh nghiệp chíp bán dẫn
09:28 | 28/11/2024 Nhìn ra thế giới
Liên tiếp triệt phá âm mưu buôn lậu rượu
09:35 | 27/11/2024 Hải quan thế giới
Một năm đầy biến động của thế giới qua lăng kính của hãng AFP
09:10 | 27/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ ký sắc lệnh hành pháp về thuế
09:08 | 27/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bước tiến hay thụt lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?
14:00 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
EU chính thức khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
09:31 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản về cách AI tác động đến tăng trưởng thương mại toàn cầu
09:21 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump gặp khó
07:57 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro ổn định tài chính lớn nhất
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục trong năm nay
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chiến dịch SECURE HORIZON: Hải quan Đông Nam Âu ngăn chặn mối đe dọa từ thiết bị nổ tự chế
09:11 | 25/11/2024 Hải quan thế giới
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách về đích sớm
Giá từ 589 triệu đồng, OMODA C5 “chơi lớn” tại thị trường Việt Nam
Quảng Ninh: Tiêu hủy hơn 16.000 sản phẩm thuốc lá, thuốc lá điện tử nhập lậu
Biên phòng bắt giữ gần 7.000 vụ và hơn 14.000 tội phạm
Đánh thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để ngăn đầu cơ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics