Thuỷ sản Việt rộng cửa vào RCEP nhờ quy tắc xuất xứ nới lỏng
Thủy sản là một trong những ngành hàng điển hình hưởng lợi ngay sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. Ảnh: N.Thanh |
Nhiều dư địa gia tăng xuất khẩu
Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), hiện nay, Việt Nam XK thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới, trong đó XK sang các nước thành viên RCEP chiếm thị phần lớn (trên 63% thị phần XK thủy sản của Việt Nam).
Hiệp định RCEP giữa ASEAN và 6 đối tác đã có Hiệp định thương mại tự do với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Tháng 11/2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ đã tuyên bố rút khỏi hiệp định này). Ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã ký kết RCEP. Đến ngày 2/11/2021, đã có 6 nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và 4 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. Theo đó, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với các nước này. Tiếp sau đó, RCEP lần lượt có hiệu lực với Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022 và có hiệu lực với Malaysia từ 18/3/2022. |
Khẳng định thuỷ sản Việt còn nhiều cơ hội thúc đẩy XK sang thị trường RCEP, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh: “Với mặt hàng hàng thủy sản, các FTA trước đây đều yêu cầu xuất xứ thuần túy ở Việt Nam, nhưng RCEP cho phép con giống, nuôi trồng tại Việt Nam và XK mà vẫn được hưởng ưu đãi. Hiệp định RCEP giúp DN có thể đẩy mạnh XK các mặt hàng thủy sản vào thị trường các nước thành viên, đặc biệt là khi XK sang thị trường các đối tác thương mại hàng đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhờ quy tắc xuất xứ được nới lỏng”.
Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhiều tiềm năng cho thuỷ sản Việt trong khối RCEP. Ông Nông Đức Lai, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết: sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt trong nước của Trung Quốc hiện đạt 64 triệu tấn/năm nhưng nhu cầu tiêu dùng lên tới 67,3 triệu tấn/năm. Thời gian qua, kim ngạch NK thuỷ sản của Trung Quốc tăng mạnh, năm 2021 là 3,6 triệu tấn, giá trị 15 tỷ USD, tăng gấp đôi so với những năm 2015-2016.
Đáng chú ý, XK thuỷ sản của Việt Nam sang Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2022 có sự khởi sắc đáng kể, đạt hơn 530 triệu USD, tăng tới 100% so với cùng kỳ năm trước, với sản phẩm XK chủ yếu gồm: cá tra, cá basa, tôm đông lạnh.
“Quy mô thị trường Trung Quốc lớn, nhu cầu tiêu dùng đa dạng, trong khi đó Việt Nam lại có đường biên giới với Trung Quốc nên còn nhiều dư địa cho DN mở rộng kim ngạch XK thuỷ sản sang thị trường này”, ông Nông Đức Lai nhận định.
Tương tự, thuỷ sản Việt hiện cũng có nhiều cơ hội tại thị trường Malaysia. Bà Trần Lê Dung, Bí thư thứ nhất, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia phân tích: đây là đất nước hồi giáo nên nhu cầu tiêu thụ hàng thuỷ sản khá lớn. Hiện thuỷ sản Việt Nam đang chiếm 8,8% thị phần tại Malaysia sau Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan. 4 tháng đầu năm 2022, XK thuỷ sản của Việt Nam sang Malaysia đã tăng 40,7% so với cùng kỳ năm trước.
“Đây là con số rất ý nghĩa, cho thấy XK thuỷ sản Việt Nam tại Malaysia có triển vọng tăng trưởng rõ rệt. Đặc biệt, RCEP tạo điều kiện cho Malaysia hội nhập sâu hơn vào nền thương mại, đầu tư tự do toàn cầu nhờ xoá bỏ 90% thuế quan giữa các nước thành viên. Do vậy, thông qua cửa ngõ Malaysia, thuỷ sản Việt Nam có thể tiếp cận nhiều thị trường khác”, bà Trần Lê Dung nói.
Tìm hiểu kỹ quy tắc xuất xứ
Bên cạnh cơ hội cùng các yếu tố thuận lợi, đại diện nhiều Thương vụ Việt Nam tại thị trường các nước RCEP cho rằng, hiệp định này cũng mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng thủy sản Việt Nam. Thuỷ sản Việt hiện vẫn chủ yếu XK dưới dạng thô, giá trị hàng hoá không cao. Cùng với đó, giá thành cao, thương hiệu thuỷ sản chưa được nhận diện tốt trên thị trường thế giới cũng là những điểm yếu điển hình dẫn tới giảm sức cạnh tranh hàng hoá.
Theo ông Nông Đức Lai, thời gian tới, các cơ quan chức năng trong nước cần giám sát chặt chẽ chất lượng thuỷ sản XK. Nếu không kiểm soát được, hàng hoá sẽ bị trả về hoặc tiêu huỷ. Cùng với đó, vị này nhấn mạnh: “Công tác phổ biến, cập nhật thông tin về quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc cũng cần được đẩy mạnh. Ngoài hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, DN nên chủ động có cán bộ chuyên trách biết ngôn ngữ nước sở tại theo dõi và cập nhật kịp thời thông tin thị trường”.
Chia sẻ kinh nghiệm từ trường hợp thị trường Nhật Bản, ông Nguyễn Mạnh Đồng, Bí thư thứ ba, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, theo Hải quan Nhật Bản, trong năm 2021, sản phẩm thuỷ sản mà Việt Nam XK nhiều nhất sang Nhật Bản gồm: tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng 22% trong tổng NK tôm của Nhật Bản; tôm chế biến chiếm 36% tổng NK tôm chế biến của Nhật Bản; bạch tuộc chiếm 38% tổng NK bạch tuộc của Nhật Bản… Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản với mặt hàng tôm, cua đều là Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc…
“Người dân Nhật Bản hiện nay rất ưa chuộng sản phẩm thuỷ sản chế biến sẵn, tiện dụng. Nhìn chung người tiêu dùng Nhật Bản đòi hỏi khá khó tính trong chất lượng và độ tươi ngon của thuỷ sản. Đây là những điều các DN XK thuỷ sản phải đặc biệt lưu ý”, ông Nguyễn Mạnh Đồng nói.
Ông Lê Hoàng Tài lưu ý thêm: Các DN Việt Nam cần phải tìm hiểu thật kỹ quy tắc xuất xứ, đặc biệt là quy tắc xuất xứ cộng gộp nội khối. Đồng thời, các DN cần đáp ứng tốt các quy định về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động - thực vật (SPS) và rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) của các nước NK đối với sản phẩm thủy sản. Đây đang là khâu yếu của thủy sản Việt Nam”.
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD
14:41 | 22/10/2024 Infographics
8 thị trường xuất khẩu mang về thêm 34,47 tỷ USD
09:18 | 22/10/2024 Xuất nhập khẩu
Loại hạt đắng có kết quả xuất khẩu “ngọt ngào”
15:48 | 21/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK