Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
Theo đánh giá, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế số của Việt Nam.
Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng sự thông thoáng về chính sách, sự phát triển của TMĐT, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ ký gửi hàng hóa, hành lý… để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, đã và đang đặt ra những thách thức cho công tác quản lý.
Tăng tốc vượt bậc
Hiện nay, Việt Nam được coi là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT cao nhất toàn cầu và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Theo đánh giá của các chuyên gia, TMĐT xuyên biên giới đang có những cơ hội phát triển rất lớn. Sự phát triển đó góp phần giúp các mục tiêu kinh tế số của Việt Nam đạt được những bước tiến xa hơn.
Sự phát triển vượt bậc của TMĐT thời gian qua đã góp phần giúp DN Việt Nam gia tăng phạm vi tiếp cận thị trường quốc tế, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới.
Cùng với đó, người tiêu dùng trong nước cũng được tiếp cận với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú hơn từ thị trường nước ngoài.
Ảnh minh họa. |
Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2024 của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá hàng hóa NK từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 104,81 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023, tương ứng tăng 25,63 tỷ USD, chiếm 62% mức tăng NK cả nước 9 tháng qua. Có thể thấy, kết quả NK 9 tháng đầu năm 2024 chỉ kém 5,82 tỷ USD so với NK 110,63 tỷ USD của cả năm 2023 từ thị trường này. Theo đó, mức nhập siêu tử Trung Quốc cũng tăng mạnh 66% so với cùng kỳ năm 2023. Phân tích số liệu trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, phần lớn hàng hóa NK từ Trung Quốc vào Việt Nam được bán trực tiếp từ nhà bán hàng đến tay người tiêu dùng thông qua các sàn TMĐT. |
Thực tế, TMĐT xuyên biên giới, đặc biệt là mua hàng trực tiếp từ Trung Quốc, hiện đã không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam.
Mới đây, 1688.com - nền tảng bán buôn của Trung Quốc thuộc Tập đoàn Alibaba chủ yếu phục vụ nội địa, cũng đã bất ngờ thêm ngôn ngữ tiếng Việt trên phiên bản iOS và hỗ trợ giao hàng tới địa chỉ người dùng ở Việt Nam.
Nền tảng này cũng hỗ trợ các loại thẻ quốc tế, ngoài kênh ví nội địa Trung Quốc là Alipay.
Tương tự, từ tháng 8, một nền tảng TMĐT khác của Alibaba là Taobao cũng đã cho ra mắt chương trình giao hàng quốc tế miễn phí đối với các sản phẩm thời trang.
Theo các DN bán lẻ Việt Nam, với nhiều lợi thế, sự đầu tư đồng bộ từ xây tổng kho dọc biên giới, tổ chức kho trung tâm từ Quảng Đông, Quảng Châu... với đường dây vận chuyển tối ưu về thời gian, chi phí, lượng hàng giá rẻ lại dồi dào và cả hệ thống hỗ trợ lao động, logistics ngay nội địa Việt Nam, nhiều DN Việt đang đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây kho bãi, trung tâm phân loại ngay tại Việt Nam nhằm rút ngắn thời gian giao hàng.
Chị Nguyễn Hồng Nhung, một người tiêu dùng tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, chỉ cần đợi 3 ngày với ưu đãi miễn phí vận chuyển sau khi áp mã khuyến mại là chị đã nhận được chiếc đèn bàn Trung Quốc đặt qua sàn TMĐT Shopee. Đáng nói, thời gian thông quan cho đơn hàng này chỉ đúng 2 ngày. Trong khi đó, một đơn hàng mỹ phẩm khác từ thương hiệu trong nước nhưng phải mất 5 ngày chị mới nhận được hàng.
Thuận lợi “tứ bề” là vậy nhưng sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT đã và đang đặt ra nhiều vấn đề, thách thức mới đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, bao gồm cả việc quản lý hàng hóa XNK qua biên giới.
Thách thức trong quản lý
Theo ông Bùi Trung Kiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam (Vecom), TMĐT Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh. Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu làm sao Việt Nam có một hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ thông suốt để vừa đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng cũng như các nhà cung cấp, các bên tham gia, vừa phải đảm bảo quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phù hợp với các hiệp định, hiệp ước mà Việt Nam đã ký kết song phương, đa phương.
Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có các biện pháp quản lý hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu và trốn thuế trong hoạt động mua bán trực tuyến, đặc biệt là các giao dịch TMĐT xuyên biên giới, đồng thời bảo đảm tuân thủ các quy định trong lĩnh vực XNK hàng hóa qua biên giới.
Tổng cục Hải quan cho rằng, một trong những khó khăn lớn nhất là việc các giao dịch TMĐT thường được thực hiện qua các nền tảng trực tuyến và hàng hóa được vận chuyển qua các công ty chuyển phát nhanh. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý để bảo đảm tính minh bạch và chính xác trong quá trình thông quan hàng hóa.
Mặc dù, thời gian qua, cơ quan Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp tích cực để hỗ trợ cho hoạt động của cộng đồng DN XNK nói chung và các DN hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh hàng hóa xuyên biên giới nói riêng, tuy nhiên, sự phát triển và thuận lợi đó đang đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan Hải quan trong việc kiểm soát hàng hóa XNK qua các giao dịch TMĐT.
Để ứng phó với những thách thức trên, cơ quan Hải quan đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động TMĐT xuyên biên giới. Các giải pháp này không chỉ giúp hỗ trợ DN mà còn bảo đảm tính minh bạch và công bằng trong hoạt động thương mại.
Cụ thể, cơ quan Hải quan đang trong quá trình xây dựng Nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động XNK qua giao dịch TMĐT. Nghị định này, dự kiến sẽ được ban hành trong thời gian tới, sẽ thiết lập khung pháp lý rõ ràng cho việc quản lý hàng hóa giao dịch qua TMĐT, bảo đảm các giao dịch này tuân thủ các quy định về hải quan và thuế.
Nội dung dự thảo Nghị định là việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý, bao gồm các đơn vị quản lý chính sách TMĐT, chính sách mặt hàng và thanh toán. Mục tiêu là tạo ra một hệ thống quản lý đồng bộ và minh bạch, giúp các tổ chức, cá nhân tham gia TMĐT có thể thực hiện giao dịch thuận lợi, đồng thời bảo đảm việc quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước.
Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan cũng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý. Việc xây dựng một hệ thống công nghệ hiện đại sẽ giúp cơ quan Hải quan theo dõi và kiểm soát các giao dịch TMĐT một cách nhanh chóng, hiệu quả. Đặc biệt, hệ thống này cũng sẽ tích hợp với Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc khai báo hải quan và thông quan hàng hóa.
Tổng cục Hải quan cho rằng, cơ quan Hải quan luôn tạo thuận lợi cho các hoạt động giao dịch TMĐT dựa trên nguyên tắc tuân thủ các thông lệ quốc tế cũng như các công ước về quản lý đối với hàng hóa vận chuyển, bưu chính chuyển phát nhanh, tuân thủ các tiêu chuẩn miễn thuế theo các quy định của Luật Thuế XK, thuế NK.
Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan cũng tiếp tục rà soát các chủ trương, chính sách để bảo đảm các quy định của hoạt động TMĐT vừa tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được thực hiện mua bán nhanh chóng, cũng như bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Năm 2023, tổng doanh thu từ giao dịch giữa DN với người tiêu dùng trên các nền tảng TMĐT đã đăng ký tại Việt Nam đạt khoảng 498,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tổng doanh thu của 5 nền tảng TMĐT lớn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok shop lên đến 233.200 tỷ đồng, tăng 53,4% so với năm 2022, theo Metric. Còn theo công bố từ Amazone, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới của Việt Nam tăng trưởng trên 20% mỗi năm và dự kiến đạt 256.100 tỷ đồng (11,1 tỷ USD) vào năm 2026. |
Tin liên quan
Cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản trong chu kỳ mới
10:24 | 10/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Đề xuất đình chỉ sàn thương mại điện tử khuyến mại quá 50%
20:36 | 23/10/2024 Kinh tế
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường
09:40 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu thụ thuốc lá
09:28 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Đề nghị không tăng thuế thuốc lá đột ngột để tránh hệ lụy
10:26 | 18/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
VCCI đề xuất phân biệt rõ giữa cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép kinh doanh
16:18 | 17/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023
20:52 | 17/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quản lý nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Kinh nghiệm quốc tế để Hải quan Việt Nam tham khảo
14:10 | 13/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan
14:00 | 13/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics