Thực trạng ô nhiễm bao bì trong ngành giải khát và thức ăn nhanh
Thay đổi hành vi để giải quyết vấn đề rác thải nhựa Doanh nghiệp du lịch chung tay chống rác thải nhựa |
Các vỏ chai mà hãng Coca-Cola sử dụng tại Anh đều có thể tái chế. |
Báo cáo nêu rõ 4.000 chuyên gia của Surfer Against Sewage đã thực hiện kiểm tra hơn 30.700 vật phẩm gây ô nhiễm, được thu thập từ các bờ biển, đường dẫn kênh, cầu và đường tại các thành phố của Anh, trong khoảng thời gian 12 tháng, tính đến hết ngày 5/6/2023. Kết quả cho thấy có 12 công ty lớn, chủ yếu là các nhà bán lẻ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh giải khát và thức ăn nhanh, đã đóng góp tới 70% số vật phẩm gây ô nhiễm. Đáng chú ý, các vật phẩm mang thương hiệu Coca-Cola được phát hiện nhiều nhất (17%), đánh dấu năm thứ tư Coca-Cola được nêu tên là công ty gây ô nhiễm lớn nhất Anh.
Tiếp theo là nhà kinh doanh thức ăn nhanh McDonald's, chiếm 11% các vật phẩm gây ô nhiễm được xác định, còn vị trí thứ ba thuộc về PepsiCo. Những công ty gây ô nhiễm hàng đầu khác bao gồm Tesco, Haribo, Nestlé, Heineken, Mars, Carlsberg và Red Bull. Nhà quản lý chiến dịch tại Surfers Against Sewage, Izzy Ross, nhấn mạnh “thủ phạm” gây ô nhiễm nhựa trên các bãi biển, các thành phố và vùng nông thôn Anh gần như không đổi qua các năm, đồng thời cho rằng các công ty đã không hành động đủ để ngăn chặn tình trạng này.
Phản ứng về báo cáo, người phát ngôn của Coca-Cola cho biết công ty đang tích cực hỗ trợ một số sáng kiến, nhằm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường. Tại Anh, hiện nay tất cả các vỏ chai mà hãng Coca-Cola sử dụng đều có thể tái chế được hoặc làm bằng nhựa tái chế 100%, không bao gồm nắp và nhãn.
Người phát ngôn của McDonald’s khẳng định hơn 90% bao bì của công ty được làm từ các nguồn tái chế và có thể được tái chế lại. Công ty cũng tích cực khuyến khích khách hàng vứt bỏ bao bì sau khi sử dụng một cách có trách nhiệm.
Tương tự, PepsiCo thừa nhận việc tạo ra rác thải là một vấn đề lớn và cần phải tăng cường hành động để giải quyết thách thức này.
Surfers Against Sewage kiến nghị các công ty cần chịu trách nhiệm đối với toàn bộ vòng đời sản phẩm, bằng cách giảm bao bì và áp dụng các mô hình kinh doanh tuần hoàn. Tổ chức này cũng kêu gọi Chính phủ Anh thực hiện chương trình hoàn trả tiền đặt cọc (DRS) quy mô lớn - trả tiền thu gom chai, lọ rỗng khi người dân mang chúng tới các địa điểm tái chế công cộng. Chương trình này, vốn đã được Chính phủ Anh lên kế hoạch và giới thiệu ra công chúng, nhưng trì hoãn việc thực hiện cho đến năm 2025.
Hiện trên thế giới rất nhiều quốc gia đã áp dụng các chương trình DRS. Các chương trình này hầu hết đều thu được phản hồi tốt từ người dân và cho thấy hiệu quả cao trong việc giảm thiểu tình trạng rác thải bao bì gây ô nhiễm môi trường.
Tin liên quan
Hợp tác và đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn
18:16 | 22/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường bao bì Việt Nam: Áp lực từ xu hướng xanh hóa
09:32 | 12/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vụ 42 ô tô bị rơi xuống biển: Đề nghị điều tra tai nạn hàng hải
08:46 | 20/09/2024 An ninh XNK
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Quảng Ngãi phối hợp xác minh ma túy trôi dạt vào bờ biển
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Nhiều điểm mới trong chính sách quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics