Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai: Phát huy thành tích, chuẩn bị triển khai kế hoạch giai đoạn tiếp theo sát thực tiễn
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai. |
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 2 Luật và trình Chính phủ ban hành 1 Nghị định để cắt giảm, đơn giản hóa 129/190 điều kiện kinh doanh thuộc 16 ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý. Về cải cách thủ tục hành chính, bám sát mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính đã kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính, rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài chính với mục đích hướng tới sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản hóa, công khai, minh bạch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Tính đến hết ngày 15/12/2019, Bộ Tài chính đã ban hành 18 Quyết định công bố bãi bỏ 49 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung 23 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: thuế, hải quan, chứng khoán, công sản, ngân hàng và bảo hiểm. Đồng thời, Bộ Tài chính đã ban hành kế hoạch hành động và các văn bản triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Hiện nay, Bộ phận Một cửa của Bộ Tài chính được vận hành ổn định, hiệu quả; trong năm 2019 giải quyết 100% hồ sơ thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức đúng hạn. |
Trong bối cảnh thế giới và trong nước mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít thách thức, xin Thứ trưởng cho biết tóm tắt những kết quả nổi bật trong nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019? Những kết quả đó có ý nghĩa gì đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước năm qua, thưa Thứ trưởng?
Năm 2019 đã trôi qua với nhiều thách thức. Kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm lại; cạnh tranh chiến lược và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn gia tăng; giá vàng tăng cao, giá dầu thô biến động mạnh; rủi ro trên thị trường quốc tế tăng lên; nhiều quốc gia nới lỏng chính sách tài chính, tiền tệ...; tình hình khu vực, biển Đông diễn biến rất phức tạp. Trong khi đó, nội tại của nền kinh tế cũng gặp những khó khăn, hạn chế như thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh… ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống người dân. Tuy vậy, với sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự phối hợp của các cấp, các ngành trung ương và địa phương, với nỗ lực cao độ, ngành Tài chính đã hoàn thành toàn diện nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng vào kết quả kinh tế- xã hội của đất nước trong năm 2019.
Thành công trước tiên phải nhắc đến là cân đối NSNN. Thu NSNN năm 2019 ước vượt 5% dự toán Quốc hội giao và đây là năm thứ tư liên tiếp Bộ Tài chính hoàn thành vượt dự toán thu NSNN được Quốc hội giao (tính từ năm 2016 đến nay). Cơ cấu thu NSNN chuyển dịch tích cực như: Tỷ trọng thu nội địa tăng lên, tỷ trọng thu từ dầu thô và hoạt động XNK giảm dần, qua đó thể hiện tính bền vững của nguồn thu NSNN. Việc liên tục vượt thu NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo các nhiệm vụ chi của Nhà nước, từ đó góp phần thực hiện tốt Kế hoạch Tài chính 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.
Chi NSNN được thực hiện chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả. Cơ cấu chi NSNN cũng chuyển biến tích cực theo hướng tăng chi cho đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên. Các chỉ số về bội chi NSNN và nợ công luôn được Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả và đều nằm trong giới hạn Quốc hội cho phép. Tỷ lệ bội chi NSNN năm 2019 giảm xuống còn 3,4% GDP (chỉ số này năm 2018 là 3,46% GDP, dự toán Quốc hội giao là 3,6% GDP). Tỷ lệ nợ công năm 2019 cũng giảm xuống còn 56,1% GDP, trong đó nợ Chính phủ là 49,2%, nợ nước ngoài của quốc gia là 45,8%, đều thấp hơn mục tiêu Quốc hội giao tại Kế hoạch Tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020 lần lượt là không quá 65%, 54% và 50% GDP.
Cùng với đó, cơ cấu nợ công đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng bền vững. Cụ thể như đa dạng hóa các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ, giảm tỷ trọng nắm giữ trái phiếu của ngân hàng thương mại xuống 47%; tăng tỷ trọng nắm giữ của các tổ chức tài chính khác lên 53%; phát hành trái phiếu kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên (bao gồm cả kỳ hạn dài 20-30 năm), giảm lãi suất huy động,…
Việc thu đúng, thu đủ vào NSNN, tích cực triển khai các giải pháp chống thất thu, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ bội chi NSNN và nợ công đã góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia và đảm bảo tính an toàn của nền tài chính đất nước.
Thêm một năm nữa cho thấy quyết tâm rất cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trong việc cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Xin Thứ trưởng chia sẻ một số kết quả nổi bật của ngành Tài chính trong lĩnh vực này nhằm mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp?
Năm 2019, Chính phủ đã tập trung ưu tiên thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; nhất là đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, hỗ trợ tiếp cận thị trường nguồn lực, đất đai, mặt bằng….
Đối với ngành Tài chính, năm qua đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy cho đến hiện đại hóa công tác quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính.
Về cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, ngành Tài chính đã tích cực cải cách hiện đại hóa, tiếp tục tìm tòi và triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực Thuế, đã triển khai dịch vụ khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử tại 100% Cục Thuế, Chi cục Thuế trên 63 tỉnh, thành phố với trên 99% doanh nghiệp tham gia; trên 93% doanh nghiệp tham gia hoàn thuế điện tử; thực hiện thí điểm hệ thống cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại TP Hà Nội, TP HCM và TP Đà Nẵng.
Trong lĩnh vực Hải quan, tiếp tục triển khai hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN. Theo đó, đã thực hiện kết nối 188 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia và trao đổi thông tin C/O mẫu D với 6 nước ASEAN; nâng cấp hệ thống VNACCS/VCIS và các hệ thống xử lý tập trung ngành Hải quan; hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng, kho, bãi (VASSCM) tại các cảng biển.
Bên cạnh đó, ngành Tài chính đã thực hiện rà soát, sắp xếp bộ máy toàn ngành theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Kết quả từ năm 2017 đến nay, toàn ngành đã sắp xếp, cắt giảm 4.026 đầu mối các đơn vị từ trung ương đến địa phương, cụ thể: giảm 2 tổ chức cấp phòng thuộc các Vụ/Cục thuộc Cơ quan Bộ, 30 phòng thuộc cơ quan Tổng cục, 485 tổ chức cấp phòng/chi cục thuộc cấp Cục địa phương và 3.509 đơn vị cấp tổ (đội) thuộc Chi cục thuộc Cục địa phương. Đối với riêng hệ thống Hải quan, tính đến năm 2019 đã thực hiện sắp xếp giảm 14 Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; giảm được 239 tổ (đội).
Cùng với đó là từng bước giảm biên chế để đến năm 2020 thực hiện giao biên chế theo quy định là 67.802 chỉ tiêu, giảm 6.460 biên chế, tương đương giảm 8,7% so với năm 2015.
Với những nỗ lực trong công tác cải cách hành chính nêu trên, kết quả của Bộ Tài chính đã được ghi nhận và đánh giá cao, cụ thể: Xếp thứ 2/18 bộ, cơ quan ngang bộ về Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 do Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ công bố; 7 năm liên tiếp (từ 2013 - 2019) dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin) khối các bộ, ngành do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Tin học Việt Nam đánh giá và công bố; Chỉ số nộp thuế của Việt Nam trong báo cáo thường niên về môi trường kinh doanh năm 2020 do Ngân hàng Thế giới công bố đã có sự cải cách mạnh mẽ và tăng bậc xếp hạng cao nhất trong 10 chỉ số (tăng 22 bậc từ thứ 131 lên 109/190 quốc gia); Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuế năm 2019 đạt gần 78% (tăng 3 điểm % so với cuộc khảo sát năm 2016 và tăng 7 điểm % so với năm 2014).
Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc triển khai Kế hoạch Tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020. Ngành Tài chính sẽ làm gì để đạt được những mục tiêu đề ra, cùng đất nước hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020, thưa Thứ trưởng? Theo Thứ trưởng, ngành Hải quan cần phải làm gì để xây dựng các mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo?
Tình hình trong nước và quốc tế năm 2020 dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2020, Bộ Tài chính sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ quan trọng.
Trước hết là tiếp tục hoàn thiện thể chế, nhất là trong các lĩnh vực thuế, tài chính doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, đổi mới đơn vị sự nghiệp công; thúc đẩy cải cách hành chính, hiện đại hóa, góp phần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp; tổ chức thực hiện tốt Luật Quản lý thuế (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2020 và nhiệm vụ thu NSNN năm 2020; quyết tâm thu đạt và vượt dự toán Quốc hội giao để hoàn thành dự toán thu của cả 5 năm.
Cùng với đó, tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách; tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương. Đồng thời, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách trong xây dựng pháp luật, thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong thu, chi NSNN, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản,...; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán.
Ngoài ra, tăng cường công tác quản lý giá, thị trường; tiếp tục phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính; đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa DNNN; tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả và đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công; chủ động hợp tác, hội nhập tài chính quốc tế; thực hiện cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt là chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN 5 năm tiếp theo cũng như Kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm 2020-2022 sát thực tiễn, khả thi.
Đối với Hải quan Việt Nam, đến nay cơ bản đã hoàn thành những mục tiêu quan trọng đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 và những mục tiêu trong phát xây dựng Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020.
Trong bối cảnh chính trị-kinh tế thế giới đang có nhiều biến động, nhất là chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, trong khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới, vì vậy, năm 2020 và thời gian tới yêu cầu nhiệm vụ đặt ra với Tổng cục Hải quan là hết sức nặng nề.
Tổng cục Hải quan cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm:
Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN đối với hoạt động XNK, hoàn thành vượt dự toán thu được giao; cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan. Trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện về mặt thể chế, chính sách; rà soát, hoàn thiện các mục tiêu trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020; khẩn trương hoàn thiện và triển khai Đề án tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin ngành Hải quan gắn với mục tiêu, nhiệm vụ về thực hiện Chính phủ điện tử; xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp tục thực hiện tốt vai trò Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban Chỉ đạo 1899) gắn với xây dựng Đề án về cải cách, thống nhất hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu.
Tập trung thực hiện tốt vai trò chủ công trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt cần tập trung đấu tranh với gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, hàng hóa có dấu hiệu vi phạm về chủ quyền Việt Nam; đấu tranh với tội phạm ma túy xuyên quốc gia…, trong đó cần đẩy mạnh công tác phối hợp trong nước và hợp tác quốc tế. Xây dựng lực lượng Hải quan chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Như Thứ trưởng chia sẻ, những thành công của ngành Tài chính có sự đóng góp quan trọng của lực lượng Hải quan. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của ngành Hải quan trong các năm qua, theo Thứ trưởng, kết quả nổi bật mà Hải quan Việt Nam đạt được trong năm 2019 là gì? Có thể nói, năm 2019, ngành Hải quan đã đạt được kết quả xuất sắc, toàn diện trên các mặt công tác. Nổi bật nhất là kết quả thu NSNN vượt dự toán và cao nhất từ trước đến nay, góp phần quan trọng cùng ngành Tài chính tiếp tục có một năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị quan trọng này. Theo đó, toàn ngành Hải quan thu NSNN cán mốc 348.000 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu được giao. Bên cạnh đó, Hải quan cũng tích cực thực hiện hiệu quả các biện pháp chống thất thu và thu hồi nợ thuế, hạn chế phát sinh nợ mới. Năm 2019 là năm công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được tăng cường với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Trước thực tế các đường dây tội phạm tìm mọi cách đưa ma túy len lỏi qua mọi ngả đường xâm nhập vào Việt Nam và từ Việt Nam đưa đi các nước, Tổng cục Hải quan đã quán triệt, thực hiện khẩn trương, có hiệu quả các chỉ đạo của lãnh đạo các cấp về kiểm soát, ngăn chặn ma túy và tiền chất; tăng cường công tác phối hợp trong nước và quốc tế để đấu tranh với tội phạm ma túy. Chính vì vậy, năm 2019, ngành Hải quan đã chủ trì và phối hợp triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hàng nghìn kg ma túy các loại, trong đó nổi bật là các vụ: Tổng cục Hải quan phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - C04 (Bộ Công an) phá chuyên án 218 LP, bắt giữ 300 kg ma túy đá và các đối tượng chủ chốt có liên quan; Cục Hải quan TPHCM phối hợp với Đội 6 (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) và các đơn vị chức năng bắt giữ hơn 500kg Ketamine và 4 đối tượng tại huyện Bình Chánh (TPHCM) hay Đội Kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Hải Phòng) phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 3 đối tượng, thu giữ 80 bánh heroin tại Nam Định,... Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc diễn ra căng thẳng trong năm 2019, xuất hiện tình trạng gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, Tổng cục Hải quan đã kịp thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và kịp thời phát hiện, bắt giữ nhiều hàng hóa nước ngoài đội lốt “Made in Vietnam” hoặc ngăn chặn nguy cơ gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp nhiều trường hợp có trị giá hàng hóa lớn. Ngoài đấu tranh, xử lý các vụ việc cụ thể, Tổng cục Hải quan còn tham mưu để Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, thực trạng gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và đề xuất các giải pháp. Đặc biệt, phát huy vai trò, nhiệm vụ của cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cũng như các kế hoạch cụ thể về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; rà soát vướng mắc trong quá trình thực thi của Ban Chỉ đạo 389 các địa phương, các lực lượng, đề xuất, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật. Một điểm nổi bật nữa là Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện tốt vai trò của Cơ quan Thường trực Ủy ban Chỉ đạo 1899 để thúc đẩy các bộ, ngành trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành. Năm 2019, Tổng cục Hải quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ để vừa tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, vừa nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Hải quan Việt Nam đã được vinh danh tại Lễ trao “Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnamdigital awards” năm 2019 ở hạng mục Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc. Đây là giải thưởng của Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) được trao cho những thành tựu trong công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của Việt Nam. Cùng với hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, ngành Hải quan cũng có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng lực lượng, đặc biệt trong thực hiện sắp xếp bộ máy theo Nghị quyết 18/NQ-TƯ ngày 25/10/2017. Việc kiện toàn bộ máy tổ chức cấp tổ (đội), cấp chi cục và tương đương đã và đang được thực hiện theo hướng tinh gọn, đáp ứng nhu cầu của hiện đại hóa hải quan. Đồng thời triển khai kế hoạch đánh giá cán bộ, luân chuyển, luân phiên; điều động cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cục và tương đương; tiếp tục đào tạo, nâng cao về trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công chức hải quan; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính khi thi hành công vụ, xử lý kỷ luật nghiêm đối với trường hợp vi phạm. Những thành tích đó đã góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn ngành Tài chính trong năm 2019. |
Tin liên quan
Hải quan Quảng Ninh sớm hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
14:58 | 09/09/2024 Hải quan
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của Bộ Tài chính
16:02 | 24/05/2024 Tài chính
Hải quan Việt Nam và Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia hội đàm song phương, ký Kế hoạch hợp tác điều tra
15:28 | 07/05/2024 Hải quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK